Việt Nam  | 
English
   Trang chủ    Tin tức    Tin trong nước
Tin trong nước
Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở
Timnguoithatlac.vn là dự án xã hội của Bionet Việt Nam, hỗ trợ tìm người thất lạc miễn phí ở các mảng: tìm người thân thất lạc (bao gồm: người đi lạc, người bỏ nhà đi lạc, người mất tích, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người thất lạc cha mẹ từ lúc mới sinh, tìm người thất lạc ở Việt Nam, tìm người thân ở nước ngoài, người già đi lạc, người tâm thần đi lạc…), tìm thông tin liệt sỹ (tìm mộ liệt sỹ, tìm thân nhân liệt sỹ) và tìm bạn (tìm bạn đời, người yêu cũ, bạn học cũ, ân nhân, người quên đồ…).

 

Cán bộ Ban CHQS huyện Quế Phong (Nghệ An) hỗ trợ ngày công giúp gia đình chính sách ở xã Đồng Văn, huyện Quế Phong xây nhà. Ảnh: Đức Dục

LTS: Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26-4-2013 (sau đây gọi tắt là Quyết định 22) của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15-6-2013. Gần một tháng qua, nhiều bạn đọc đã gọi điện, gửi thư điện tử đến Báo Quân đội nhân dân hỏi về đối tượng, điều kiện, mức hỗ trợ theo nội dung Quyết định 22. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với một số cơ quan chức năng để tìm hiểu về những vấn đề bạn đọc quan tâm.

12 đối tượng thuộc diện hỗ trợ

Quyết định 22 hỗ trợ người có công về nhà ở có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Trong điều kiện nhiều hộ thuộc diện đối tượng chính sách trong cả nước còn gặp nhiều khó khăn về nhà ở thì đây là việc làm cụ thể, thiết thực, khơi dậy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Ông Hoàng Công Thái, Cục trưởng Cục Người có công (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết:

- Nhiều đối tượng chính sách, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhà ở đã xuống cấp nhưng không có khả năng để sửa chữa hoặc làm nhà mới. Quyết định 22 ra đời góp phần trực tiếp hỗ trợ các hộ gia đình chính sách xóa nhà tranh tre mái lá, chống dột, chống sập, ổn định cuộc sống và an sinh xã hội.

Điều 2 của Quyết định 22 ghi rõ 12 đối tượng được hỗ trợ kinh phí để sửa chữa nhà ở hoặc xây mới, gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945; thân nhân liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng LLVT nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng.

Đề cập đến nguyên tắc hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 22, ông Võ Quốc Hùng, Chuyên viên chính Phòng Quản lý nhà, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho chúng tôi biết:

- Nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình có một hoặc nhiều người có công với cách mạng mà nhà ở bị hư hỏng, dột nát (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo chính sách khác trước đây, nhưng nay nhà đã hư hỏng, dột nát). Quyết định 22 hỗ trợ nhà ở cho đối tượng người có công với cách mạng ở hai mức. Mức 1: Phải phá dỡ để xây mới nhà ở được hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ với yêu cầu phải bảo đảm tiêu chuẩn 3 cứng (cứng nền, khung-tường cứng và mái cứng), có diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, có tuổi thọ từ 10 năm trở lên. Mức 2 hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ, áp dụng cho trường hợp nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung-tường và thay mới mái nhà. Nguồn ngân sách bảo đảm thực hiện việc hỗ trợ người có công với cách mạng sửa chữa nhà ở, hoặc xây mới được lấy từ ngân sách Nhà nước và ngân sách địa phương.

Tại Điều 7 của Quyết định 22 ghi rõ thời gian và tiến độ thực hiện. Trong năm 2013, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện cơ bản xong việc hỗ trợ về nhà ở cho khoảng 71.000 hộ (theo danh sách các địa phương đã báo cáo đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2012). Trường hợp danh sách các tỉnh, thành phố báo cáo nhiều hơn 71.000 hộ thì thứ tự ưu tiên như sau: Hộ gia đình người có công mà nhà ở có nguy cơ sập dột, không an toàn khi sử dụng; hộ gia đình mà người có công cao tuổi; hộ gia đình người có công là người dân tộc thiểu số; hộ gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn; hộ gia đình người có công thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt. Quy trình xét duyệt hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được tiến hành chặt chẽ từ thôn, xóm đến xã, huyện, tỉnh và Trung ương. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, đề nghị:

- Để bảo đảm tiến độ thi công các công trình, yêu cầu các tỉnh, thành phố báo cáo danh sách cụ thể hộ người có công với cách mạng được hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây mới nhà ở về Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31-8-2013 để được bố trí nguồn kinh phí.


Cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh Ninh Bình tham gia xây dựng nhà tình nghĩa tặng bà Nguyễn Thị My (vợ liệt sĩ Đỗ Văn Phượng), ở thôn Nguyễn Xá, xã Ninh Nhất, TP Binh Bình. Ảnh: Hồng Nam.

Đẩy mạnh xã hội hóa


Thông tư số 09 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Quyết định 22 về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở ghi rõ mức hỗ trợ cụ thể cho các trường hợp phải phá dỡ để xây mới với tiêu chuẩn "3 cứng"; sửa chữa nhà ở với tiêu chuẩn "2 cứng". Qua khảo sát của chúng tôi, mức hỗ trợ trên cơ bản phù hợp. Tuy nhiên, nhiều người cũng mong muốn để nâng cao chất lượng các công trình xây dựng nhà ở cho đối tượng người có công với cách mạng thì ngoài mức hỗ trợ của Nhà nước, rất cần đẩy mạnh việc xã hội hóa bằng cách huy động các tấm lòng hảo tâm. Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Thể ở Tây Ninh, Tiền Hải (Thái Bình) cho rằng:

- Trong thời điểm giá cả nhiều mặt hàng cao như hiện nay, thì với những vùng gặp khó khăn trong khâu vận chuyển nguyên vật liệu, tôi e rằng số tiền trên khó bảo đảm cho việc hoàn thành công trình. Theo tôi, cấp ủy, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ bằng những việc làm thiết thực (hỗ trợ thêm tiền, hỗ trợ ngày công), góp phần nâng cao chất lượng các công trình. Qua tìm hiểu, tôi biết, nhiều năm qua cách làm này được các đơn vị quân đội áp dụng, triển khai xây nhà tình nghĩa, nhà đồng đội tặng các đối tượng chính sách và quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở rất hiệu quả.

Điều cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Thể trăn trở cũng là mong mỏi của rất nhiều người. Bởi đa số gia đình người có công với cách mạng được hỗ trợ kinh phí để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở đều có hoàn cảnh khó khăn, ít có khả năng đầu tư thêm tiền vào công trình. Việc các tổ chức đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên giúp đỡ các hộ xây dựng nhà ở, tận dụng khả năng cao nhất việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng chính là giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng các công trình xây dựng.

Ông Vũ Quốc Hùng cho biết thêm: "Chúng tôi đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Sở Xây dựng các tỉnh thiết kế 3 mẫu nhà ở điển hình, phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương, kèm theo dự toán kinh phí đầu tư xây dựng để các hộ tham khảo, nghiên cứu áp dụng. Tuy nhiên, nếu mỗi công trình có thêm sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội, của cộng đồng thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều".

ĐỨC DỤC

Theo qdnd.vn

Các tin khác