Việt Nam  | 
English
   Trang chủ    Tin tức    Tin trong nước
Tin trong nước
Người lính đầu tiên hy sinh ở mặt trận biên giới phía Bắc
Timnguoithatlac.vn là dự án xã hội của Bionet Việt Nam, hỗ trợ tìm người thất lạc miễn phí ở các mảng: tìm người thân thất lạc (bao gồm: người đi lạc, người bỏ nhà đi lạc, người mất tích, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người thất lạc cha mẹ từ lúc mới sinh, tìm người thất lạc ở Việt Nam, tìm người thân ở nước ngoài, người già đi lạc, người tâm thần đi lạc…), tìm thông tin liệt sỹ (tìm mộ liệt sỹ, tìm thân nhân liệt sỹ) và tìm bạn (tìm bạn đời, người yêu cũ, bạn học cũ, ân nhân, người quên đồ…).

 

 

 

 

 

Lê Đình Chinh hy sinh khi mới tròn 18 tuổi. Ảnh: Tư liệu

Lê Đình Chinh là chiến sĩ đầu tiên ngã xuống ở mặt trận biên giới phía Bắc khi tròn 18 tuổi. Người lính trẻ đã trở thành biểu tượng cho lòng quả cảm, xả thân vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

35 năm kể từ ngày vĩnh viễn mất đi người con trai yêu quý, cụ bà Khương Thị Chu (thân sinh liệt sĩ Lê Đình Chinh) vẫn hằn nguyên nỗi đau. Bà bảo, dù chiến tranh đã lùi xa theo năm tháng nhưng mỗi năm đến dịp này, lòng bà lại quặn thắt.

Năm nay đã ngoài 80 tuổi, bà còn rất minh mẫn. Những năm tháng tuổi thơ sống bên gia đình của Lê Đình Chinh vẫn vẹn nguyên trong ký ức người mẹ già.

Bà Chu quê ở Thạch Thất (Hà Tây cũ), còn người chồng, ông Lê Đình Tùng quê ở xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Năm 1955, sau khi tham gia chiến trường miền Nam, ông Tùng ra Bắc và công tác ở Nông trường Ba Vì. Tại đây, ông bà gặp nhau rồi nên duyên chồng vợ. Năm 1960, bà sinh anh Chinh. Vài năm sau, ông bà xin chuyển công tác vào Nông trường Sông Âm, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).

Bà Chu kể, cuộc sống ở nông trường miền núi rất khó khăn, vất vả. Lê Đình Chinh là con cả trong nhà nên ngoài việc học hành, còn phải phụ giúp bố mẹ chăm sóc 5 em nhỏ. Sau mỗi buổi đến trường, Chinh thường lên đồi chặt củi hay quảy thùng xuống làng gánh nước về cho mẹ giặt giũ, thổi cơm…

Một ngày đầu tháng 10/1975, Lê Đình Chinh - khi ấy tròn 15 tuổi, học sinh giỏi toàn diện của khối 7, Trường cấp 2 xã Nguyệt Ấn - lén đi đăng ký khám tuyển nghĩa vụ, xung phong vào bộ đội.

“Ban đầu nó không dám nói ra ý định nhập ngũ vì sợ mẹ khóc. Khi tôi biết chuyện, nó nằng nặc thuyết phục khiến chúng tôi đành chấp nhận để con tòng quân”, bà Chu nhớ lại.

Quy-tap-3588-1392013797.jpg
Sau 35 năm nằm lại biên giới phía bắc, vào tháng 1/2013 di hài Liệt sĩ Lê Đình Chinh được quy tập về nghĩa trang quê nhà. Ảnh: Lê Hoàng

Cụ bà tâm sự, “ngày ấy cả nước đều thế, thanh niên trai tráng ai cũng muốn tòng quân vào Nam chiến đấu. Tuy mới 15 tuổi, nhưng thằng Chinh cao to, khỏe mạnh và nhanh nhẹn lắm. Đúng ngày 16/2/1975, Chinh lên đường nhập ngũ, vợ chồng tôi bận họp ở nông trường, còn các em nó lại quá nhỏ nên chẳng ai tiễn chân con…”.

Sau thời gian huấn luyện ở Triệu Sơn, Chinh được biên chế vào đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12, Bộ tư lệnh Công an vũ trang nhân dân (nay là Bộ đội biên phòng). Đơn vị của Chinh được điều động vào chiến trường Tây Nam. Tại đây, anh cùng đồng đội tham gia nhiều trận đánh chống Pol Pot và bị thương. Chinh được đưa ra Bắc điều trị. Lành vết thương, người lính trẻ xin trở lại đơn vị cũ.

Năm 1978, đơn vị của Lê Đình Chinh được điều động lên Lạng Sơn, bảo vệ biên giới phía Bắc.

“Hay tin Chinh hành quân lên xứ Lạng, ngày nào tôi cũng mở đài nghe tin tức chỉ mong con bình an đến ngày trở về. 6 giờ chiều 25/8/1978, nghe đài báo tin con trai đã hy sinh ở Lạng Sơn khi bảo vệ đồng bào, chân tay tôi rụng rời nhưng vẫn không tin đó là sự thật. Nhiều công nhân trong nông trường động viên rằng, “chắc không phải thằng Chinh đâu, thiếu gì người trùng họ trùng tên”. Nhưng bằng linh cảm của người mẹ, tôi biết mình đã vĩnh viễn mất con…”, mắt bà Chu nhòa lệ.

“Ông nhà tôi đánh điện ra đơn vị nhắn rằng, “Bố ốm nặng, con về ngay”, nhưng không thấy hồi âm. Ít ngày sau, vài cán bộ trong đơn vị về gia đình gửi giấy báo tử và làm lễ truy điệu cho nó. Giây phút đó, tôi tưởng mình không sống nổi”, bà Chu nhớ lại thời khắc đau đớn của đời mình.

Ba-chu-khoc-ngat-4865-1392013797.jpg
Bà Khương Thị Chu khóc nghẹn ngày đón di hài con trai về xứ Thanh. Ảnh: Lê Hoàng

“Dẫu biết chiến tranh là phải đối diện với mất mát hy sinh và cả sự chia lìa… nhưng có người mẹ nào không đứt từng khúc ruột khi mất đi giọt máu của mình”, bà Chu nghẹn giọng và dặn lòng, “dẫu sao thì sự hy sinh cho Tổ quốc cũng là nỗi đau vinh quang”.

Với đồng đội và nhiều thế hệ người Việt Nam ngày ấy, tên tuổi Lê Đình Chinh đã trở thành biểu tượng cho lòng quả cảm xả thân vì tổ quốc.

Thắp xong nén hương lên mộ phần của người thuộc cấp năm xưa, đại tá Nguyễn Đức Hiệu, nguyên Trưởng ban Tuyên huấn Trung đoàn 12 vào thời điểm anh Lê Đình Chinh hy sinh, hiện là Trưởng Ban liên lạc của đoàn Thanh Xuyên cho biết, ký ức bi hùng về sự hy sinh của Lê Đình Chinh trong ông vẫn vẹn nguyên như mới xảy ra hôm qua.

Theo đại tá Hiệu, năm 1978, tình hình biên giới Việt - Trung, đặc biệt là ở khu vực cửa khẩu cực kỳ căng thẳng, dòng người Hoa từ Việt Nam về nước ngày một nhiều.

Ngày 12/7/1978, phía Trung Quốc bất ngờ ra lệnh đóng cửa biên giới, dẫn đến việc hàng ngàn người Hoa bị dồn ứ ở các cửa khẩu. Họ dựng lều bạt ngay trong khu vực cấm, làm náo loạn cả một vùng biên, gây nhiều khó khăn cho ta trong việc giữ gìn an ninh trật tự. Một số người tổ chức gây rối ở khu vực cửa khẩu. Vì vậy, giải tỏa người Hoa ở các cửa khẩu trở thành nhiệm vụ cấp bách.

Tỉnh Cao Lạng (hợp nhất Cao Bằng và Lạng Sơn) quyết tâm giải toả những người Hoa đang ùn lại cửa khẩu Hữu Nghị. Ban “Giải toả người Hoa” được thành lập. Tỉnh ủy Cao Lạng huy động Công an vũ trang cùng các lực lượng khác ở địa phương phối hợp tham gia kế hoạch, lấy lực lượng Đồn biên phòng Hữu Nghị và Trung đoàn 12 (đoàn Thanh Xuyên) làm nòng cốt.

Ong-Hieu-7833-1392013797.jpg
Hơn 35 năm trôi qua, đại tá Nguyễn Đức Hiệu (đứng bên phải) vẫn vẹn nguyên ký ức về sự hy sinh của liệt sĩ Lê Đình Chinh. Ảnh: Lê Hoàng

Ngày 25/8/1978, đoàn liên ngành với nòng cốt là Hội Phụ nữ đã đến đồi Pù Tèo Hào ở khu vực giáp biên giới, động viên những người Hoa trở về nơi ở cũ làm ăn sinh sống.

Đúng 8h30 sáng, đoàn vừa đến thì một nhóm côn đồ lăm lăm gậy gộc, dao quắm, gạch đá trong tay cùng sự hỗ trợ của rất nhiều công an từ bên kia biên giới tràn sang km số 0, chiếm đồi Pù Tèo Hào, xông vào hành hung đoàn cán bộ.

Trước tình huống trên, lực lượng của Đồn biên phòng Hữu Nghị vừa tay không chống đỡ, vừa mở đường cho các cán bộ đoàn công tác chạy xuống chân đồi. Hàng chục công an biên phòng Trung Quốc mặc thường phục từ bên kia biên giới kéo sang. Một cuộc chiến không cân sức giữa biên phòng Việt Nam và nhóm côn đồ đã diễn ra ác liệt trên sườn đồi Pù Tèo Hào.

Anh Lê Đình Chinh, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2, khi đó ở dưới chân đồi đã cùng đồng đội xông lên giải vây và cứu được một cán bộ phụ nữ tên Thuận đang nằm ngất xỉu. Nghe tiếng kêu cứu của Lê Xuân Tước, anh tiếp tục quay lại cứu đồng đội thoát nạn.

Giữa vòng vây của đối phương, Lê Đình Chinh bị một viên đá ném vào gáy, máu chảy đầm đìa nhưng vẫn xông lên. Bất ngờ, một tên côn đồ nấp sau chiếc lán dùng gậy vụt ngang ống chân Chinh làm anh ngã sấp xuống đất. Bốn người Trung Quốc từ bên kia biên giới lao sang, dùng dao quắm chém tới tấp xuống người chiến sĩ trẻ. Lê Đình Chinh hy sinh lúc 10h30 trên đồi Pù Tèo Hào, gần sát km số 0.

Theo lời Đại tá Hiệu, ngay sau khi Lê Đình Chinh hy sinh, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã yêu cầu Đồn trưởng Trương Văn Tự của Đồn biên phòng Nam Quan bên Trung Quốc sang làm việc.

“Cuộc đấu tranh chính trị giữa ta và họ diễn ra hết sức căng thẳng, kéo dài từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều 25/8/1978. Cuối cùng, phía Công an biên phòng Trung Quốc đã phải ký vào biên bản, thừa nhận việc Công an biên phòng Trung Quốc vượt biên giới sang sát hại Lê Đình Chinh ngay trên đất Việt Nam. Biên bản này sau đó được chuyển đến cấp trên để chúng ta đấu tranh ở tầm cao hơn”, đại tá Hiệu nói.

Cũng theo ông Hiệu, nếu không có sự thừa nhận này, tình hình biên giới còn diễn biến nguy hiểm hơn, bởi phía Trung Quốc đã tận dụng triệt để sự kiện được gọi là “nạn kiều” để gây áp lực với Việt Nam.

Lau-anh-con-6269-1392013797.jpg
Mỗi lúc ký ức ùa về, bà Chu lại mang tấm hình hai mẹ con chụp chung khi anh Chinh mới lên 2 tuổi ra ngắm. Ảnh: Lê Hoàng

Thi hài Lê Đình Chinh sau đó được an táng tại hang Muối, xã Hồng Phong, huyện Văn Lãng, gần nơi anh hy sinh. Đến năm 1979, anh được đồng đội quy tập về Nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc, Lạng Sơn.

Ông Cao Việt Bắc, Phó ban liên lạc đoàn Thanh Xuyên (nguyên Trưởng ban chính sách Trung đoàn 12 vào những năm 1978 - 1979) nhớ lại, ông được cử về Nông trường Sông Âm báo tin cho gia đình, đồng thời đón người thân của Chinh ra Hà Nội dự Lễ tuyên dương công trạng do Trung ương Đoàn tổ chức và nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Chủ tịch nước truy tặng.

“Đó là buổi lễ vinh danh một cá nhân long trọng và xúc động nhất mà tôi từng được tham dự. Người dân các tỉnh phía Bắc đã cắm cờ đỏ rực dọc hai bên quốc lộ từ Hà Nội lên tận cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn để đón đoàn xe của đơn vị. Bấy giờ cả nước đều hướng lên biên giới phía Bắc, thanh niên cả nước đều học tập tấm gương anh dũng của Lê Đình Chinh”.

Lê Hoàng

Nguồn: vnexpress

Các tin khác