Việt Nam  | 
English
   Trang chủ    Tin tức    Tin trong nước
Tin trong nước
Những phiên toà chỉ toàn nạn nhân
timnguoithatlac.vn - 10/4/2013 Bạn đang nỗ lực tìm kiếm người thân bị thất lạc, thông tin liệt sĩ, hay chỉ đơn giản là người bạn mất liên lạc đã lâu???? Hãy đến với timnguoithatlac.vn của Bionet Việt Nam để được trợ giúp tốt nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Larry Synclair cha và tác giả bài viết.

“Hôm nay, tôi vừa nói chuyện với con”, Larry Synclair, 50 tuổi, bạn học cùng lớp với tôi ở trường đại học kể lại trong nước mắt. Đó là cuộc nói chuyện đầu tiên của ông với con trai mình sau 12 năm xa cách. Larry Jr. Synclair, con trai của ông bị chính mẹ ruột của mình bắt cóc khi mới bốn tuổi và ở Mỹ, tên của cậu bé được đặt cho hẳn một đạo luật về những vụ bắt cóc trẻ do bố/mẹ ruột gây ra.

Tự học luật để giành lại con trai

Tháng 9.1999, Larry Synclair cha hoàn tất thủ tục ly hôn với người vợ Nga của mình là Svetlana Synclair (họ thời con gái là Gavrilova). Toà án tối cao hạt Fresno đã ra quyết định trao quyền nuôi dưỡng Larry Synclair con cho mẹ của em. Em được sống cùng mẹ ở Matxcơva, Nga, giữ liên lạc và đến nghỉ hè với bố ở California.

Một thời gian sau, Larry con biến mất cùng mẹ mình. Larry cha không còn có được liên lạc với con, không thể tìm thấy người vợ cũ. Dù vẫn cố không tin nhưng Larry cha vẫn phải báo cảnh sát, và đâm đơn kiện vợ cũ vì tội bắt cóc và nạn nhân của vụ bắt cóc chính là con trai chung của hai người.

Năm 1999, toà án tối cao hạt Fresno nơi Larry cha sống đã từ chối đơn kiện của ông do không đủ lập luận pháp lý về trẻ bị bắt cóc bởi chính mẹ ruột, đồng thời, toà án này phủ nhận thực tế rằng Larry con được sinh ra ở Mỹ và được hưởng các quyền bảo vệ như một công dân Mỹ.

Sau khi bị toà án từ chối thụ án, Larry cha vừa đi tìm kiếm con trai, lập website đăng thông tin và cũng bắt đầu ngồi xuống, tự mình tìm hiểu các tài liệu luật pháp về bắt cóc trẻ em quốc tế. Tại thư viện luật của trường đại học California, ông đã nghiên cứu hàng trăm cuốn sách về luật gia đình, luật hình sự và luật do hiến pháp Mỹ quy định. “Sau ba năm, tôi đã tự viết một dự luật về tội bắt cóc con ruột. Tôi đặt tên dự luật đó theo tên con trai tôi và tên của một em bé khác cũng bị bắt cóc bởi mẹ ruột. Dự luật Synclair – Cannon được công tố viên bang California thông qua và đưa vào thực thi. Đạo luật Synclair – Cannon đã được chính thức hoá năm 2002 và trở thành luật vào ngày 1.1.2003”. Không chỉ ở bang California, đạo luật Synclair – Cannon còn được cha/mẹ bị mất con sau ly hôn tham khảo và được thực thi ở một số bang khác ở nước Mỹ như Texas và Florida.

Năm 2002, với nỗ lực không ngừng, Larry cha đã dùng lý lẽ và bằng chứng thuyết phục được toà án xem lại vụ án của ông. Và ở phiên toà này, toà án ra kết luận Larry Synclair con bị bắt cóc bởi chính mẹ ruột của mình. Câu chuyện của cha con Larry Synclair là nguồn cảm hứng cho rất nhiều cuốn sách, là niềm hy vọng cho rất nhiều cha/mẹ bị mất con. Chính ông và những người cha/mẹ bị mất con sau khi ly hôn khác cũng đã gặp nhau, cùng hợp sức để giúp đỡ nhau tìm kiếm con và phát triển thêm đạo luật Synclair – Cannon.

Thế nhưng, xót xa thay, sau hơn mười năm đằng đẵng, khát khao lớn nhất của Larry cha vẫn chưa được thoả nguyện: gặp mặt con trai ruột của mình.

Tất cả đều là nạn nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Cha và con Larry Synclair ở bãi biển gần San Diego, California, Mỹ trước khi cậu bé bị bắt cóc. Larry con lúc đó bốn tuổi.

Trường hợp của cha con Synclair, đau lòng thay, lại không phải là trường hợp hiếm thấy. Một tổ chức mang tên Lost Children ở Mỹ ước tính, mỗi năm nước này xảy ra 350.000 vụ bắt cóc trẻ mà thủ phạm chính là cha/mẹ ruột của bé. Trong đó, 54% vụ việc do người mẹ gây ra và 46% do người cha. Mỗi năm, có tới 10.000 đứa trẻ Mỹ bị đưa ra nước ngoài. Tờ Washington Post đưa ra con số giật mình: có hơn 2.000 trẻ em Mỹ bị bố/mẹ lén đưa đến Arập Saudi.

Trong trường hợp những đứa trẻ bị bố/mẹ đẻ đưa trái phép ra nước ngoài, người mẹ/bố ở lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm lại con. Các quốc gia khác nhau có quy định rất khác nhau về vấn đề này. Việc quyết định đứa bé có bị bắt cóc hay không, có được kiếm tìm hay đưa trở về với mẹ/bố đang tìm kiếm các em hay không phụ thuộc vào luật trong nước của từng quốc gia, luật quốc tế mà quốc gia này tham gia và các biện pháp ngoại giao mạnh mẽ.

Những phiên toà như thế, người viết gọi là những phiên toà mà tất cả đều là nạn nhân. Sau một cuộc ly hôn, đa phần cả cha lẫn mẹ đều mong muốn có quyền nuôi con. Tuy nhiên, điều đó là không thể. Một trong hai người sẽ phải thất vọng. Quyền nuôi dưỡng được quyết định phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có không ít yếu tố có thể làm một trong hai bên không hoàn toàn đồng ý như năng lực tài chính, độ đảm bảo của chỗ ở, công việc của cha/mẹ có quyền nuôi dưỡng. Chính vì thế, việc tranh chấp quyền nuôi dưỡng là chuyện rất phổ biển. Người cha/mẹ không có quyền nuôi dưỡng dễ bị cảm xúc chi phối, vô tình trở thành người phạm tội bắt cóc khi muốn bí mật gặp gỡ con hay gần gũi con. Ví dụ ở như ở nước Mỹ, nơi cộng đồng Việt kiều đông nhất thế giới, việc cha/mẹ không có quyền nuôi con giữ đứa trẻ trái với quyết định của toà, đưa đứa trẻ ra khỏi bang bé sinh sống mà không được sự cho phép và giữ liên lạc cha/mẹ có quyền nuôi dưỡng, sẽ bị khép vào tội bắt cóc. Trong phiên toà, cả cha lẫn mẹ, người bắt cóc (vô tình hay cố ý) lẫn người đi tìm con đều phải đau lòng.

Gần đây, báo chí Việt Nam cũng đề cập vụ việc cô Lý Hương (con gái đạo diễn Lý Huỳnh) bị toà án Brooklyn tuyên án tội bắt cóc con đẻ sau khi ly hôn với người chồng Mỹ. Thậm chí, Lý Hương phải đối mặt với hình phạt lên tới ba năm tù. Dễ thấy, trường hợp này có thể xảy ra với nhiều người Việt nếu không hiểu luật.

Tuy nhiên, sau cùng, em bé mới là người chịu hậu quả nhiều nhất. Tổ chức Lost Children cũng đưa ra số liệu rằng ở Mỹ, 16% (tương đương 56.000) trẻ em bị bắt cóc bởi cha mẹ ruột sẽ chịu ảnh hưởng tinh thần nghiêm trọng. Việc chứng kiến cha mẹ mình bị cáo buộc tội danh hình sự trước toà hay những tranh chấp pháp lý có thể sẽ khiến các em có thái độ hồ nghi, chán ghét, thậm chí thù địch với chính cha mẹ ruột của mình. Các em dễ bị trầm cảm hay bị các bệnh tâm lý.

Quay lại với câu chuyện của cha con Larry Synclair. Đã 50 tuổi và đang theo học thạc sĩ báo chí ở Thuỵ Điển, hàng ngày Larry cha vẫn theo đuổi công việc giấy tờ pháp lý và liên tục gửi về Mỹ để theo đuổi vụ kiện. Tháng 5.2010, lần đầu tiên Larry cha được nói chuyện với con trai qua điện thoại. Đó là sinh nhật lần thứ 15 của cậu bé, 11 năm sau ngày bị cắt liên lạc khỏi cha. Lần thứ hai, tháng 12.2010, hai cha con được nói chuyện, vẫn qua điện thoại. “Thằng bé chỉ biết nói tiếng Nga và chúng tôi cần phiên dịch. Tuy nhiên, khi nghe tôic gọi nó là “con trai”, thằng bé đã mỉm cười. Phiên dịch của đại sứ quán kể với tôi như thế”, Larry cha kể với tôi trong nước mắt. Ông nói, sau nhiều nỗ lực nhưng thất bại để gặp con trai, giờ đây, ông chỉ mong được biết con đang ở đâu, đang an toàn và dõi theo bước chân của cậu bé.

Kim Ngân

Theo sgtt.com.vn

Các tin khác