Việt Nam  | 
English
   Trang chủ    Tin tức    Tin trong nước
Tin trong nước
Sẽ có hướng dẫn làm chế độ người có công với trường hợp mất hồ sơ gốc
Timnguoithatlac.vn là dự án xã hội của Bionet Việt Nam, hỗ trợ tìm người thất lạc miễn phí ở các mảng: tìm người thân thất lạc (bao gồm: người đi lạc, người bỏ nhà đi lạc, người mất tích, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người thất lạc cha mẹ từ lúc mới sinh, tìm người thất lạc ở Việt Nam, tìm người thân ở nước ngoài, người già đi lạc, người tâm thần đi lạc…), tìm thông tin liệt sỹ (tìm mộ liệt sỹ, tìm thân nhân liệt sỹ) và tìm bạn (tìm bạn đời, người yêu cũ, bạn học cũ, ân nhân, người quên đồ…).

 

 

 

 

 

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền. Ảnh: dangcongsan.vn

Sáng 14-6, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền tiếp tục phần trả lời chất vấn của mình. Một số chính sách xã hội còn có nhiều băn khoăn, bức xúc đã được làm rõ…

Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi đã có hiệu lực từ ngày 1-9-2012, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 31, nhưng đến nay Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa ban hành văn bản hướng dẫn về quy trình xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ xác định người bị nhiễm chất độc hóa học. Đại biểu Phương Thị Thanh (đoàn Bắc Kạn) đặt vấn đề “trách nhiệm của Bộ trưởng về việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn nêu trên”. Cùng với đó, đại biểu Thanh chất vấn hướng giải quyết của Bộ đối với các trường hợp người bị nhiễm chất độc hóa học bị thất lạc hồ sơ, hoặc hồ sơ bị cháy do lỗi của cơ quan có thẩm quyền hoặc các trường hợp không còn giấy tờ gốc chứng minh thời gian tham gia kháng chiến ở vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học vì đơn vị cũ đã giải thể.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nhận trách nhiệm về mình trong việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn. “Chúng tôi ý thức được trách nhiệm phải làm càng sớm, càng tốt, đây là trách nhiệm của mình cũng là nguyện vọng rất chính đáng của những người có công. Chính vì vậy, ngày 15-5, Bộ đã có Thông tư 05 hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công và đến nay chúng tôi đã tổ chức tập huấn cho các cán bộ, các địa phương về pháp lệnh này; hướng dẫn về làm các thủ tục giải quyết những tồn đọng và những chính sách mới”, Bộ trưởng cho biết.

Cùng với việc triển khai chậm Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi thì việc tạm dừng cấp chế độ cho người bị ảnh hưởng chất độc màu da cam quá lâu, đến nay chưa khởi động lại. Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) đặt vấn đề: Một số chế độ được cử tri đề nghị nhiều như trong chiến tranh người đi làm nhiệm vụ là phải làm lễ truy điệu trước khi đi và người tham gia kháng chiến bị thương dưới tỷ lệ 21% thì không được hưởng chế độ. Đối tượng này không nhiều và cũng già, Bộ trưởng cũng nên xem xét kiến nghị này. Đại biểu Phương cho biết, theo phản ánh của cử tri, rất nhiều người khai man hồ sơ để hưởng chế độ thương binh, chất độc da cam và chế độ thanh niên xung phong, gây bức xúc trong xã hội, thất thoát ngân sách của nhà nước, “Bộ trưởng có trách nhiệm đến đâu và hướng giải quyết sắp tới như thế nào?”.

Bộ trưởng trả lời: Trước năm 2006, khi quy định về điều kiện, hồ sơ của đối tượng được hưởng chế độ chất độc da cam, có cho phép chỉ cần hai người xác nhận là được (do thời gian chiến tranh qua lâu nên một số hồ sơ không còn). Chính từ việc hai người xác nhận đó đã dẫn đến gian lận tương đối nhiều.

Hơn nữa, sau khi có Thông tư 08 của Bộ Y tế về quy định 17 bệnh do ảnh hưởng của chất độc da cam đã có hiện tượng bùng phát lập hồ sơ để xác nhận. Chính vì vậy, tháng 5-2011, Bộ có văn bản để xem xét tạm dừng việc này. Đến tháng 4-2012, Bộ ra Văn bản 1040 và yêu cầu các địa phương tiếp tục với những hồ sơ tồn đọng, đã hoàn thiện, phần còn lại thì đợi Pháp lệnh Ưu đãi người có công. Đến hôm nay, Pháp lệnh đã ban hành và đã có hướng dẫn, những thủ tục và những hồ sơ này sẽ tiếp tục được thực hiện.

Về hiện tượng khai man hồ sơ để hưởng chế độ, Bộ đã thanh tra và phối hợp với các ngành chức năng xử lý, đến nay đã cắt chế độ với hàng nghìn đối tượng. Qua thực tế này, Bộ trưởng thấy rằng, trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ không chỉ hướng dẫn triển khai mà phải đi kiểm tra.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ trưởng trả lời rõ hơn việc một số người có công thật sự nhưng lại bị mất hồ sơ gốc, theo Bộ trưởng thì có giải quyết được không và hướng dẫn cụ thể như thế nào?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền chỉ biết, với những trường hợp mất hồ sơ gốc mà có công thật sự thì vẫn sẽ tiếp tục xem xét để giải quyết. Về hướng dẫn cụ thể với những trường hợp mất hồ sơ gốc thì chờ hướng dẫn của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ra, lúc đó cũng sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Đại biểu Nguyễn Thành Tâm (đoàn Tây Ninh) đưa ra vấn đề chênh lệch lương hưu giữa những người nghỉ hưu ở những thời điểm khác nhau: “Cử tri phản ánh rất nhiều về việc này, thời gian qua cũng điều chỉnh, nhưng điều chỉnh không căn cơ, bởi vì hệ số lương hưởng đã chênh lệch và mỗi lần điều chỉnh mức lương tối thiểu thì mức chênh lệch ngày càng cao hơn. Bộ có ý kiến như thế nào về đề nghị của các cử tri, đặc biệt những cử tri lớn tuổi về hưu trước đây trong việc giải quyết bất cập này?”.

Bộ trưởng thừa nhận đúng là có thực trạng cùng một chức vụ nhưng nghỉ hưu ở hai thời điểm khác nhau thì hưởng lương khác nhau. “Nếu so sánh hai chức vụ như nhau ở hai thời điểm khác nhau thì đến bây giờ quả là khó. Nhưng chúng tôi thấy ý kiến đại biểu nêu là nên xem lại vấn đề này, chúng tôi đồng ý là nên nghiên cứu vấn đề lương của những người nghỉ hưu sớm, trước năm 1990”, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết.

XUÂN DŨNG

Theo qdnd.vn

Các tin khác