Việt Nam  | 
English
   Trang chủ    Tin tức    Tin trong nước
Tin trong nước
Tìm các thân nhân liệt sĩ có các kỷ vật CCB Australia lưu giữ
timnguoithatlac.vn - 25/4/2013 Bạn đang nỗ lực tìm kiếm người thân bị thất lạc, thông tin liệt sĩ, hay chỉ đơn giản là người bạn mất liên lạc đã lâu???? Hãy đến với timnguoithatlac.vn của Bionet Việt Nam để được trợ giúp tốt nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thượng tá Nguyễn Thị Tiến, nguyên Phó Giám đốc bảo tàng Quân khu 4 - Hội viên Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam có gửi cho chúng tôi lá thư và các thông tin muốn tìm thân nhân của ba liệt sĩ do CCB Australia cung cấp. Để tiếp sức cho mong muốn này, chúng tôi xin đăng thông tin lên hy vọng sẽ tìm được các thân nhân liệt sĩ.

Dưới đây là các thông tin do CCB Australia cung cấp (tiếng Việt và bản gốc tiếng Anh)

Câu chuyện về chiếc nhẫn

Ngày 9/12/1970, một trung đội thuộc Đại đội B, tiểu đoàn 7 , Trung đoàn Hoàng Gia Australia (7RAR) tiến hành mật phục ở vị trí khoảng 7km về phía đông của làng Xuyên Mộc, thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Phước Tuy (nay thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu). Vào lúc 7.25 sáng, phía Việt Nam tấn công vị trí của trung đội của Úc với súng cối và súng hạng nặng. Tuy nhiên, các chiến sỹ của Quân giải phóng Việt Nam không biết chắc vị trí mai phục của quân lính Úc và cuộc tấn công chỉ lướt qua vị trí này. Phía binh sỹ Úc cũng bắn trả và tấn công lại từ phía bên sườn của phía Việt Nam. Trong trận này, một chiến sỹ Việt Nam bị bắn hạ.

Sau trận đánh, binh lính Úc đã tìm được một chiếc nhẫn vàng và một số tài liệu của người chiến sỹ hy sinh. Các tài liệu sau đó được gửi về trung tâm ở Núi Đất để giám định tình báo. Kết quả cho thấy chiến sỹ VN là thành viên Đại đội K9, tiểu đoàn đoàn lực lượng địa phương D440. Tuy nhiên, sau đó chúng tôi được biêt vào tháng 9/1970, Đại đội K9 của D440 đã được chuyển giao cho D445 và trở thành Đại đội C3 của tiểu đoàn này.

Các tài liệu thu giữ xác định chiến sỹ Việt Nam là Nguyen Van Sang, sinh tại Quảng Ngãi, thuộc Đại đội K9, tiểu đoàn D440 nhưng phục vụ cho Đại đội C3 D445. Anh là tiểu đội phó. Các tài liệu cũng bao gồm một bằng khen, chứng nhận là Đảng viên và một chứng nhận thăng chức ghi vào giữa tháng 8/1970. Không may là những tài liệu này không do Quân đội Australia lưu giữ mà được chuyển cho Trung tâm Khai thác Tài liệu hỗn hợp của Bộ chỉ huy quân đội Mỹ tại Sài Gòn và sau đó chúng tôi không có thông tin tiếp theo về số phận của các tư liệu thu giữ được.

Riêng chiếc nhẫn vàng vẫn được phía quân đội Úc giữ lại và bây giờ xin được trả lại phía Việt Nam.

==================

The story of the ring.

On 9 December 1970 an Australian platoon of B company, 7th Battalion, the Royal Australian Regiment (7RAR), was in ambush about 7 kilometres east of the village of Xuyen Moc in Xuyen Moc District, Phuoc Tuy Province (now Baria-Vung Tau Province). At 7:25 a.m., the Australian platoon came under attack from mortar and heavy machinegun fire and an enemy force assaulted the Australian position. However, the People’s Army soldiers were unsure of the Australian platoon’s position and the assault swept past the Australian position. The Australians opened fire, engaging the People’s Army soldiers from a flank. During the battle one People’s Army soldier was killed in action.

After the battle the Australian force searched the body of the fallen People’s Army soldier and removed a gold ring and several documents from his body. The documents were sent to Nui Dat for intelligence examination. They showed that the soldier was a member of K9 company of the former D440 Local Force Battalion. However, it was later learned that in September 1970, K9 company of D440 had been transferred to D445 becoming that battalion’s C3 company.

The captured documents identify the People’s Army soldier as Nguyen Van Sang (born Quang Ngai Province) of K9 company D440 but serving with C3 company D445. According to the captured documents he was a squad second in command. Among the documents captured from his body were a commendation certificate, Party membership documentation and a promotion certificate dated mid-August 1970. Unfortunately, these documents were not kept by the Australian Army. Instead they were sent to the United States Military Assistance Command Combined Document Exploitation Centre and there is no information about what might have happened to them.

The gold ring that was removed from the body was retained by the Australians and is now available to be returned to Vietnam.

Bức ký họa Long Tân

Ngày 18/8/1966, các lực lượng thuộc Quân đội giải phóng Việt Nam và một Đại đội súng trường của Úc đối mặt tại đồn điền cao su Long Tân gần Núi Đất 2 thuộc tỉnh Phước Tuy (nay thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu). Trung đoàn 275 Quân giải phóng và tiểu đoàn D445 của phía Việt Nam với sự yểm trợ của các đơn vị hậu cần đã tấn công Đại đội D, thuộc Tiểu đoàn 6, Trung đoàn Hoàng Gia Australia (6RAR). Đó là một trận chiến khốc liệt mà phía Australia thường gọi là trận Long Tân. Trận Long Tân là trận đánh lớn nhất của binh lính Australia trong cuộc chiến ở VN và ngày 18/8 đã trở thành ngày đặc biệt với Úc, đặc biệt là các cựu binh Úc đã từng phục vụ tại Việt Nam - một ngày để tưởng nhớ những tổn thất về sinh mạng của binh sỹ Australia trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Sáng ngày 19/8/1966, Đại đội D và các đại đội khác thuộc tiểu đoàn 6RAR trở lại chiến trường để tìm xác của các binh lính Úc, dọn chiến trường và chon cất xác của các binh sỹ phía Việt Nam. Xác của các binh sỹ VN được chôn từng người một, đúng vị trí họ đã ngã xuống. Một sỹ quan Australia giám sát việc chôn cất đã phát hiện một quyển sách trong túi của một chiến sỹ có kẹp các bức ký họa thể hiện cuộc sống của người chiến sỹ này trong đơn vị. Sỹ quan Úc quyết định giữ lại quyển sách.

Năm 2012, sỹ quan này đã tặng quyển sách với các bức họa cho Dự án Những linh hồn Phiêu bạt với hy vọng kỷ vật này sẽ quay trở về Việt Nam.

 The Long Tan sketches

On 18 August 1966, People’s Army of Vietnam forces engaged an Australian rifle company in battle in the Long Tan rubber plantation near Nui Dat 2 in Phuoc Tuy Province (now Baria-Vung Tau Province). The PAVN 275 Regiment and D445 supported by logistics units, assaulted D company, the 6th Battalion, The Royal Australian Regiment (6RAR). A fierce battle took place which Australians now call the ‘battle of Long Tan’. The battle of Long Tan was the largest battle fought by the Australians during the war and 18 August has become for all Australians and particularly Vietnam veterans, an anniversary on which to remember Australia’s losses during the Vietnam War.

On the morning of 19 August 1966, D company and the other companies of 6RAR returned to the battlefield to recover the bodies of dead Australians, to secure the battlefield and to collect and bury the PAVN dead. The bodies of PAVN soldiers were buried individually where they lay on the battlefield. An Australian officer overseeing the burial parties noticed a book protruding from the pocket of a PAVN soldier who was about to be buried. He retrieved the book from the body and saw that it contained sketches depicting life in the PAVN soldier’s unit. He decided that the book should be kept.

In 2012 the officer gave the book of sketches to Operation Wandering Souls so that it could be returned to Vietnam.

Câu chuyện về bức chân dung

Ngày 12/8/1968, các binh sĩ người New Zealand thuộc Trung đội 3, Đại đội W, Tiểu đoàn 4RAR/NZ (ANZAC) đang bảo vệ chiến dịch phá dỡ địa hình vùng ven  lộ giữa Núi Định và Núi Tóc Tiên. Trung đội 3 đang phục kích tại tọa độ YS330673. Vị trí phục kích gần một con sông nhỏ ở phía tây của Núi Định.

Vào lúc 2.50 chiều, hai chiến sỹ của Quân giải phóng Việt Nam tiến về phía khu vực mai phục. Một chiến sỹ bị bắn gục. Chiến sỹ còn lại cố gắng mang theo thi hài của đồng đội nhưng cơn mưa đạn buộc anh phải bỏ lại đồng đội. Có vết máu cho thấy anh cũng đã bị thương. Hai khẩu súng trường SKS (CKC) được tìm thấy. Ngoài ra còn có hai quả lựu đạn và dụng cụ nấu ăn.

Một đoạn phim âm bản người liệt sỹ mang theo được tìm thấy và đã được nhóm binh sỹ New Zealand giữ lại với hy vọng xác định được danh tính liệt sỹ và cung cấp thông tin tình báo. Đoạn phim sau khi tráng cho thấy bức chân dung một chiến sỹ của Quân giải phóng và được cho là thuộc một đơn vị quân y. Chúng tôi không biết liệu bức ảnh có phải là là chân dung của người chiến sỹ VN đã chết trong trận phục kích hay không nhưng chúng tôi phỏng đoán như vậy.

Nhân viên tình báo của Đại đội W  (không tham dự cuộc chạm súng) đã giữ lại đoạn phim âm bản và trả lại phía New Zealand. Ông hy vọng bức ảnh sẽ được trả về cho gia đình người chiến sỹ.

 The story of the photograph

On 12 August 1968, New Zealand soldiers of 3 platoon, W Company, 4RAR/NZ (ANZAC) were protecting land clearing operations between the Nui Dinh and Nui Toc Tien features. The platoon was in ambush at grid reference YS330673. This locates the ambush site near a small river on the western side of the Nui Dinh feature.

At 2:50 p.m., two People’s Army soldiers approached the ambush. Fire was opened and one People’s Army soldier was killed instantly. The second soldier was seen to attempt to recover his comrade’s body but the weight of fire forced him to abandon the attempt and escape. A blood trail was later found indicating that the second man had been wounded. Two SKS rifles (CKC) were captured. Also found were two hand grenades and cooking equipment.

A photographic negative was found on the body of the People’s Army soldier who had been killed. This was taken by the New Zealand patrol in the hope that it might identify the dead man and add to the intelligence picture. When developed, it revealed the portrait of a People’s Army soldier who was thought to be a member of a medical unit. It is not known whether the portrait depicts the man who was killed, but we think it is likely that it does.

The W Company intelligence clerk (who was not present at the contact) kept the negative and returned to New Zealand. He now hopes that the photograph can be returned to the family of the soldier it depicts.

Theo trianlietsi.vn

Các tin khác