Việt Nam  | 
English
   Trang chủ    Tin tức    Tin trong nước
Tin trong nước
Trẻ đi lạc - nỗi sợ hãi của bố mẹ
timnguoithatlac.vn - 21/01/2013 Bạn đang nỗ lwch tìm kiếm người thân bị thất lạc, thông tin liệt sĩ, hay chỉ đơn giản là người bạn mất liên lạc đã lâu???? Hãy đến với timnguoithatlac.vn của Bionet Việt Nam để được trợ giúp tốt nhất.

 

 

 

 

 

 

 

Hãy nắm tay con khi ra ngoài

Để phòng ngừa con đi lạc, nên dạy trẻ học thuộc lòng tên cha mẹ, địa chỉ, số điện thoại nhà hoặc cơ quan của bố mẹ. Nhờ đó, khi bị lạc, cháu có thể liên lạc hoặc cung cấp thông tin cho mọi người và cơ quan chức năng.

Chưa nói đến chuyện trẻ bị bắt cóc, trẻ bị lạc là nỗi ám ảnh lớn của các bậc cha mẹ. Nhiều gia đình may mắn đã tìm lại được con với bao nỗ lực và sự giúp đỡ của mọi người, cơ quan chức năng. Nhưng cũng không ít gia đình đã thất lạc con trong nhiều năm dài và mãi mãi...

1001 tình huống trẻ lạc


Chị Phượng ở quận 3 TP HCM kể lại: Hè năm ngoái, vào một buổi sáng chủ nhật, em trai chị chở đứa con trai 6 tuổi của chị ra quán phở ăn sáng. Một lúc sau, tình cờ ba mẹ chị cũng đến ăn ở đấy. Ăn xong, cậu em có việc phải đi nên “bàn giao” cháu lại cho ông bà. Thằng bé ăn xong trước nên chạy ra ngoài sạp báo gần đấy đọc truyện “ké”. Tưởng nó chạy theo cậu nên sau khi ăn xong, ông thản nhiên chở bà về nhà.

Đến khoảng 11 giờ, cậu em về nhà không thấy cháu, hỏi thì cả nhà mới tá hoả chạy đi tìm. Cũng may khi đến quán phở, thằng bé còn ngồi ở đấy. Ông chủ tiệm phở cho biết: “Vì là khách quen ở đây nên chúng tôi giữ cháu lại, hỏi thì cháu không biết số điện thoại nhà, nhưng biết mẹ làm ở đâu. Chúng tôi định đến trưa nếu không thấy gia đình đến đón sẽ liên lạc với cơ quan mẹ để thông báo”.

Còn cha con anh Đức Linh ở quận 7 cũng suýt lạc nhau nơi xứ người. Trong chuyến du lịch Singapore tháng 7 vừa qua, đoàn du lịch của cha con anh có chương trình tham quan mua sắm ở một siêu thị lớn. Khi bước vào thang máy, anh Đức còn nắm tay cậu con trai 5 tuổi. Vậy mà khi bước ra khỏi thang máy, loay hoay thế nào anh chẳng thấy con mình đâu. Khi phát hiện điều này cũng là lúc thang máy đóng cửa tiếp tục lên tầng cao. Đành phải chờ thang máy bên cạnh vì nếu đi cầu thang bộ thì càng xa hơn.

Nhưng khi chạy lên tầng trên, Đức Linh không thấy con đâu cả. Anh bắt đầu toát mồ hôi hột, tiếp tục chạy lên các tầng trên cũng không thấy thằng bé. Lúc ấy, anh bỗng nghe thấy tiếng kêu “bố ơi” kèm theo tiếng khóc thét nức nở văng vẳng đâu đó. Anh lại tiếp tục chạy ngược trở xuống, khoảng 20 phút sau anh mới gặp con đang đứng khóc ở tầng trệt, xung quanh là những khách du lịch đang an ủi.

Cha mẹ kinh hoàng


Kể lại chuyện con đi lạc ở siêu thị dịp 30/4 vừa qua, chị Nguyệt Hồng (quận Phú Nhuận) còn bàng hoàng: “Lúc đầu tôi còn cằn nhằn chồng sao mà lo mải mê lựa hàng mà để lạc mất con, nhưng 15 phút trôi qua vẫn không thấy nó đâu tôi bắt đầu lo sợ". Chị liên tưởng thằng bé bị người xấu bắt đi, nó sẽ bị đối xử tồi tệ, bị đánh đập, nó sẽ sống như thế nào khi không có ba mẹ bên cạnh..., càng nghĩ càng thấy hoảng hốt. May mà tối hôm ấy, bảo vệ siêu thị tìm được thằng bé. Khi tìm được con rồi, chị Hồng vẫn giận ông xã vì tội sơ suất.

Còn ông bà ngoại của cháu Lâm, bị lạc ở quán phở, cho biết khi hay tin thằng bé mất tích, cả nhà không dám báo cho mẹ nó biết vì sợ chị “la làng” lên càng làm mọi người mất bình tĩnh. Tuy nhiên, ông bà cũng như “kiến ngồi trên lửa”. Ông nói: “Giả sử hôm đó mà không tìm được cháu chắc tôi cũng không dám về nhà”.

Chị Bảo Ngọc nhà ở quận 1 cũng coi lần suýt lạc con là một ấn tượng nhớ mãi trong đời. Hè rồi, con chị học bóng đá và bóng rổ ở Nhà Thiếu nhi TP HCM, vì không có thời gian nên chị thuê người xe ôm quen đưa đón cháu đi tập. Lần đó tập xong, cháu làm mất bóng nên dùng dằng không chịu về nhà, anh tài xế lại là người hiền lành nên khi năn nỉ cháu không được đã chạy vội về nhà báo cho bà nội cháu biết, đến khi quay trở lại thì không thấy cháu đâu cả!

Bà nội gọi điện thoại cho chị Ngọc, chị chạy xe từ cơ quan đến Nhà Thiếu nhi vượt luôn đèn đỏ suýt chút nữa bị tông xe. Đến nơi không thấy con, chị đã bật khóc. Chạy về nhà cũng không thấy con, chị tưởng mình có thể chết đi được, đâm ra giận luôn cả mẹ chồng. Chị chạy đến báo công an phường và nửa tiếng sau có người gọi điện đến nhà báo tin. Thì ra thằng bé tự ý đi bộ về nhà một mình nhưng do không nhớ đường nên đã bị lạc. Cũng may là thằng bé nhớ số điện thoại nhà và gặp một người đi đường tốt bụng hướng dẫn, đưa cháu về nhà.

Kinh nghiệm phòng trẻ lạc

Dạy con học thuộc lòng tên cha mẹ, địa chỉ, số điện thoại nhà hoặc cơ quan của ba mẹ để khi bị lạc, cháu có thể liên lạc hoặc cung cấp thông tin cho mọi người, cơ quan chức năng.

Vào khu vực đông người, cha mẹ nên để mắt đến trẻ, tốt nhất là nắm tay cháu không rời xa, nhất là với trẻ dưới 5 tuổi.

Dặn con chẳng may đi lạc, đừng tỏ ra sợ hãi, hay khóc thét lên, kẻ xấu sẽ phát hiện có thể dụ dỗ, dẫn cháu đi mất.

Luôn căn dặn trẻ nếu có làm gì sai sót, đừng vì quá sợ cha mẹ mắng mà tự ý bỏ nhà ra đi vì dễ gặp kẻ xấu còn tệ hại hơn.

Nhanh chóng thông báo cho người thân, bạn bè bằng nhiều phương tiện để mọi người có thêm nhiều thông tin, giúp bạn tìm trẻ.

Nếu đi xa, du lịch trong và ngoài nước, đề phòng trẻ thất lạc nên cho trẻ đeo thẻ ghi thông tin địa chỉ nhà, địa chỉ khách sạn, tên cha mẹ, số điện thoại...

Chỉ cho trẻ một số ứng phó: Nếu đi lạc ở nơi công cộng như siêu thị, rạp hát, công viên nên tìm đến nhân viên bảo vệ. Nếu ở ngoài đường phố nên tìm đến nhà hoặc cơ quan gần đó để nhờ liên lạc với gia đình.

Sau một số biện pháp ban đầu chưa hiệu quả, nên báo ngay cho cơ quan công an về tình trạng trẻ đi lạc để được giúp đỡ kịp thời.

Theo Phụ Nữ TP HCM

Nguồn: vietbao.vn

Các tin khác