Rau xanh trên đảo chìm
Có một điểm rất thú vị là trên màu xanh rực rỡ của đại dương lại điểm những nét chấm xanh lá tươi mơn mởn. Một màu xanh của rau xanh, cây ăn trái giữa vùng đất mặn chát muối biển. Ở đấy, sức sống cứ âm thầm vươn lên.
Những khu vườn nhà mình
Sau nhiều ngày lênh đênh, chúng tôi được đặt chân lên đảo Song Tử Tây, một hòn đảo xanh rì. Mặc dù đang là cao điểm mùa khô nhưng cây cối ở đây vẫn xanh tươi, những vườn rau xanh nuỗng nượt khiến hòn đảo tràn đầy sức sống.
Dưới bóng râm, những đàn gà, đàn lợn đang kiếm ăn, kêu eng éc nghe cũng sinh động không khác những làng quê. Nếu không nghe tiếng sóng vỗ rì rào ít ai nghĩ rằng đó là quang cảnh trên những hòn đảo xa cách đất liền hàng trăm hải lý.
Cây cối trên đảo cũng đa dạng, tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Không chỉ những loài cây đặc thù của vùng biển đảo như: bàng vuông, phong ba, bão táp… nhiều loại cây ăn quả cũng được đem từ đất liền ra như mù u, đu đủ, chuối, xoài và các loại rau quả khác. Để có được những luống rau, vườn cây xanh tốt như vậy, mọi người trên đảo đã phải thay nhau chăm sóc, che chắn gió mưa trong điều kiện hết sức khắc nghiệt của thiên nhiên.
Hôm đến đảo Nam Yết, một hòn đảo lớn nhất nhì ở Trường Sa, chúng tôi choáng ngợp với những cây đu đủ lúc lỉu trái. Hỏi ra mới biết, ở đây được mệnh danh là “đảo đu đủ”.
Thượng tá Phạm Hồng Chiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Vùng 4 hải quân, người từng gắn bó hơn 10 năm ở đây cho biết đảo này rất thích hợp với các loại cây trái như dừa, đu đủ...
Sĩ quan trẻ tên Bùi Minh Nam tâm sự: “Chính những vườn rau hay vườn cây ăn quả trên đảo giúp các em có cảm giác như đang ở nhà, ở chính khu vườn nhà mình”.
Ở đảo nổi việc trồng cây, nuôi gia súc, gia cầm đã khó thì tại các đảo chìm hay nhà giàn việc này tưởng chừng như… bó tay. Thế nhưng giữa mênh mông sóng nước trên đảo Đá Thị, những khóm rau xanh um vẫn cứ len lỏi khắp nơi. Ngoài rau xanh, các chiến sĩ còn nuôi cả vịt, heo... để cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, việc chăm sóc vật nuôi còn để thỏa mãn sự nhớ nhà khi nghe tiếng các con vật cả ngày. Giữa biển trời mênh mông, màu xanh của cỏ cây, thanh âm quen thuộc của những vật nuôi là những thứ “giải trí” độc quyền của lính đảo.
Chăm sóc rau xanh trên đảo Đá Thị
Vị mặn của muối và nước mắt
Cuộc sống trên đảo sẽ “rất thơ” với: vườn rau, thú nuôi, biển cả, điền viên suốt ngày. Thế nhưng, lính đảo Trường Sa còn có những nhiệm vụ thầm lặng khó mà kể hết.
Hôm đến đảo Sơn Ca chúng tôi tình cờ gặp được các chiến sĩ công binh ở trung đoàn 121 đang làm nhiệm vụ. Giữa cái nắng như thiêu như đốt, các anh đang chạy đua với thời gian cho kịp thủy triều khi công trình xây dựng đảo đang gấp rút.
Nghỉ ngơi dưới tán phong ba
Thiếu tá Nguyễn Trần Nam cho biết: “Công việc của chúng tôi là xây dựng các công trình phục vụ dân sinh, phục vụ chiến đấu trên các đảo và khi cần thiết chúng tôi cũng là những người cầm súng bảo vệ biên giới hải đảo thân yêu”.
Không có khó khăn nào mà các anh không thể vượt qua, trong số họ đã có không ít người đã hy sinh niềm hạnh phúc riêng tư cho công việc. Hôm ở Sơn Ca, chúng tôi đã cảm nhận được điều đó qua câu chuyện của chiến sĩ Ngô Đức Thuận quê ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
Lại Huy Công là người bơi giỏi nhất trong tổ tuần tra đã không ngần ngại lao đến cứu Cường nhưng không thành. Cả hai anh ôm nhau cùng hy sinh giữa biển khơi. Cũng trong thời điểm ấy vợ Công ở quê nhà vừa sinh một cô con gái và anh đã mãi mãi không bao giờ nhìn thấy mặt con của mình.
Vợ anh Thuận vừa hạ sinh 2 cháu bé cách đó ít hôm trong khi anh đang ở đảo để xây dựng công trình. Anh cho biết khi nhận được tin từ đất liền vợ đã vượt cạn thành công anh rất vui, niềm vui ấy như tiếp thêm sức mạnh cho anh hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Anh Thuận cũng lấy tên đảo Sơn Ca đặt tên cho 2 đứa con của mình để sau này khi lớn lên chúng có thể nhớ về một miền đất trên biển mà thế hệ cha, chú của các cháu đã đổ mồ hôi và xương máu để xây dựng nên.
Trên đảo Nam Yết, cả đoàn như lặng đi, những giọt nước mắt cứ chực trào khi thắp những nén nhang cho các liệt sĩ đã hy sinh tại Trường Sa. Đó là lời kể mộc mạc về 2 liệt sĩ Lại Huy Công và Nguyễn Văn Cường, cách đây hơn 1 năm (vào ngày 2.2.2012) trong một chuyến tuần tra, sóng gió ập đến, Cường bị sóng đánh rơi khỏi tàu, Công là người bơi giỏi nhất trong tổ tuần tra đã không ngần ngại lao đến cứu Cường nhưng không thành. Cả hai anh ôm nhau cùng hy sinh giữa biển khơi.
Cũng trong thời điểm ấy vợ Công ở quê nhà vừa sinh một cô con gái và anh đã mãi mãi không bao giờ nhìn thấy mặt con của mình.
Thời chiến, thời bình, đâu đó trên Trường Sa vẫn có những sự hy sinh âm thầm, ít ai biết đến.
Bài, ảnh: Nguyễn Bình
Theo thanhnien.com.vn
Bài liên quan:
Vững chãi Trường Sa - Kỳ 1: Tuổi 18 giữa sóng nước biển Đông
Vững chãi Trường Sa - Kỳ 2: Những người "cưỡi mây, đạp nước
Vững chãi Trường Sa - Kỳ 3: Những nhịp cầu di động