Việt Nam  | 
English
   Trang chủ    Tin tức    Tin trong nước
Tin trong nước
Vướng quy định, một liệt sĩ bị bỏ quên
timnguoithatlac.vn - 10/6/2013 Timnguoithatlac.vn là dự án xã hội của Bionet Việt Nam, hỗ trợ tìm người thất lạc miễn phí ở các mảng: tìm người thân thất lạc (bao gồm: người đi lạc, người bỏ nhà đi lạc, người mất tích, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người thất lạc cha mẹ từ lúc mới sinh, tìm người thất lạc ở Việt Nam, tìm người thân ở nước ngoài, người già đi lạc, người tâm thần đi lạc…), tìm thông tin liệt sỹ (tìm mộ liệt sỹ, tìm thân nhân liệt sỹ) và tìm bạn (tìm bạn đời, người yêu cũ, bạn học cũ, ân nhân, người quên đồ…).

Bà Ảnh khóc tức tưởi khi nhớ lại những năm tháng vất vả đi đòi danh dự cho cha mình. Ảnh: TRẦN VŨ

Đồng đội và những người dân biết về ông đều nói ông xứng đáng là liệt sĩ nhưng chính quyền thì chưa công nhận.

Năm năm qua, bà Trần Nguyệt Ảnh (xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) đã đi gõ cửa nhiều cơ quan chức năng để đề nghị công nhận cha mình là liệt sĩ. Bà đã tốn hơn 5 triệu đồng để viết đơn từ, phôtô giấy tờ… và tốn hàng chục triệu đồng để trực tiếp đến tỉnh và cả trung ương nhưng chưa có kết quả.

Hồ sơ thể hiện cha bà là ông Trần Văn Tuất (sinh năm 1933, ngụ xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời) nguyên là huyện đội phó huyện Trần Văn Thời, mất vào đầu năm 1982. Lúc ông qua đời, dù gia đình có ý định chôn cất ông ở phần đất gia đình nhưng Huyện ủy Trần Văn Thời đã đưa ông vào an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện. Tuy nhiên, sau khi nghĩa trang này được xây dựng khang trang thì phần mộ của ông không được đưa vô khu mộ liệt sĩ mà để nằm bên ngoài, cỏ mọc um tùm. Lý do: Ông Tuất không phải là liệt sĩ.

Tháng 3-2012, sau nhiều năm trời khiếu nại, bà Ảnh nhận được văn bản trả lời của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau. Sở này nêu: Theo quy định hiện hành, nếu thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 61% trở lên, chết do vết thương tái phát thì được công nhận là liệt sĩ. Dù ông Tuất được Huyện đội huyện Trần Văn Thời chứng nhận là mất sức lao động đến 64% do vết thương chiến đấu tái phát nhưng trước đó ông Tuất lại không làm thủ tục hưởng chính sách thương binh.

Đáng lưu ý, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau và nhiều cán bộ lão thành cùng đơn vị với ông Tuất đều thừa nhận ông đã chiến đấu dũng cảm, từng bị thương rất nhiều lần, bị địch bắt, tra tấn dã man. Sau ngày hòa bình, những vết thương do chiến đấu của ông tái phát khiến ông bị hành hạ nhiều năm liền cho đến ngày ông qua đời. Nhiều đồng đội từng khuyên ông đi làm giấy thương binh nhưng ông cứ lần lữa vì ngại là mình “đi đòi công lao”.

Ông Võ Hoàng Hiệp, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau, cho biết do ông mới về nhậm chức nên chưa nắm rõ vụ việc. Ông hứa sẽ sớm tìm hiểu, giải quyết dứt điểm trường hợp này.

TRẦN VŨ

Theo phapluattp.vn

Các tin khác