Việt Nam  | 
English
   Trang chủ    Tin tức    Tin trong nước
Tin trong nước
Sát nhân, anh hùng Mỹ và những người sống sót
Timnguoithatlac.vn là dự án xã hội của Bionet Việt Nam, hỗ trợ tìm người thất lạc miễn phí ở các mảng: tìm người thân thất lạc (bao gồm: người đi lạc, người bỏ nhà đi lạc, người mất tích, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người thất lạc cha mẹ từ lúc mới sinh, tìm người thất lạc ở Việt Nam, tìm người thân ở nước ngoài, người già đi lạc, người tâm thần đi lạc…), tìm thông tin liệt sỹ (tìm mộ liệt sỹ, tìm thân nhân liệt sỹ) và tìm bạn (tìm bạn đời, người yêu cũ, bạn học cũ, ân nhân, người quên đồ…).

 

 

Bà Phạm Thị Tốt, nhân chứng sống sót tại thôn Bình Tây, Sơn Mỹ, Ảnh: Hoàng Hường

 

Bên cạnh những cái tên gây kinh hoàng như đại tá Ernest Medina, trung úy William Calley... bị nhắc đến như những tên sát nhân man rợ, thì mấy quân nhân Mỹ khác vẫn được người dân Mỹ Lai nhắc nhở và nhớ đến là những ân nhân anh hùng.

Sát nhân

Chống một cây gậy tre nhỏ, mảnh khảnh như thân hình trên 30kg, bà Phạm Thị Tốt, nạn nhân sống sót tại thôn Bình Tây, Sơn Mỹ lào phào kể chuyện vụ thảm sát. Phải cố gắng lắm - với sự trợ giúp của các 'phiên dịch' địa phương -  tôi mới hiểu được bà nói gì.

Tiếng địa phương Quảng Ngãi đã là thách thức, thêm sự hụt hơi, móm mém của một người thương tật già nua làm tôi xoay xở khá chật vật.

Cuộc thảm sát như dừng lại, đóng đinh trên cơ thể và hơi thở lào phào của người phụ nữ khốn khổ, của câu rên rỉ bà nói đi nói lại: "đau lắm, nhiều lúc tôi chỉ muốn chết đi chứ đau quá không chịu nổi".

Cách chỗ bà đứng vài mét là tấm bia tưởng niệm 15 người thôn Bình Tây bị thảm sát, trong đó có người nhà bà Tốt. Bà kể: sáng ngày 16/3/1968, lính Mỹ đổ trực thăng xuống cánh đồng lúa trước làng, từ đó họ dàn hàng ngang tiến vào làng.

Lúc đó bà Tốt cùng gia đình đang ở nhà, chuẩn bị đi làm đồng, lính Mỹ ập vào nhà lùa người dân ra bụi tre giữa làng rồi xả súng bắn họ. Bà Tốt bị thương, bà nằm im giả chết. Từ đống xác người, bà chứng kiến cô gái hàng xóm bị lính Mỹ hãm hiếp.

Từ trong nhà, một tên lính da đen đã hiếp cô, khi 'xong việc' hắn lôi cô ra nơi tập trung, cô gái chỉ kịp với chiếc áo của bố quàng lên người. Ra phía ngoài, những tên lính Mỹ khác lại tiếp tục cưỡng hiếp rồi sau đó bắn cô, nhưng may mắn cô vẫn sống sót. Theo bà Tốt, người phụ nữ ấy tên là Nguyễn Thị T... hiện nay đang sinh sống tại Lâm Đồng.

Một nhóm khác, vài người phụ nữ bị đẩy xuống ao, các tên lính Mỹ cợt nhả trước khi kết liễu họ.

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSOhBkH_saQ6IArVqW3mFTLcEl0xhYYT5OH1tl8LmkjwK6jAs0c1g
Bà Phạm Thị Tốt chỉ nơi trước đây là ao, lính Mỹ đẩy những người phụ nữ xuống đó, cợt nhả rồi bắn chết họ, Ảnh: Hoàng Hường

Cũng trong thời điểm đó, tại Mỹ Lai, Mỹ Hội, cuộc thảm sát do hai đại đội Charlie và Bravo cũng đang diễn ra điên cuồng. Nhân chứng Nguyễn Lệ, người dân thôn Mỹ Hội, Sơn Mỹ kể: lúc lính Mỹ vào, gia đình ông và những người hàng xóm gồm 15 người đang trú ẩn trong hầm. Lính Mỹ phát hiện và bắn chết những người phía ngoài, sau đó ném lựu đạn vào bên trong.

Tiếng la hét khóc thảm khắp nơi, phụ nữ kêu gào vì bị cưỡng bức, đánh đập. Ông Lệ lúc đó nằm nép trong mép hầm trong nên thoát chết, nhưng ông sống cô độc đến giờ. Người nhà ông gồm cha mẹ, vợ và hai con ông chết trong sự kiện đó.

Trong ngày 16/3/1968, lính Mỹ đã giết chết 97 thường dân thôn Mỹ Hội.

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTejqHGd7fXUgQ2DYAGn5tBNKlfiR5s-iYPOSPG6Q9dWy58g1hJpA
Ông Nguyễn Lệ, nhân chứng sống sót ở thôn Mỹ Hội, Sơn Mỹ, Ảnh: Hoàng Hường

Cùng cảnh sống sót cô độc như ông Lệ, tại thôn Mỹ Lai, ông Đỗ Hòa, 75 tuổi, hàng ngày vẫn sống trong ngôi nhà ngay dưới gốc cây gòn to, chứng tích lính Mỹ sát hại 15 người dân (5 người lớn, 10 trẻ em) trong đó có 11 người nhà ông Hòa gồm mẹ, anh chị em và vợ con ông.

Khi đó ông Hòa đang ở dưới hầm bí mật (hầu như tất cả đàn ông của Sơn Mỹ trong thời điểm thảm sát đều hoặc đang ở xa, hoặc ở dưới hầm bí mật. Trên mặt đất còn lại toàn phụ nữ, trẻ em, người già và họ trở thành nạn nhân).

Gia đình ông Hòa và 4 người hàng xóm bị tập trung ở dưới gốc cây gòn ngay trước cửa nhà và bị bắn vài phút sau đó. Chính ông Hòa nói: hôm trước lính Mỹ còn vào làng tỏ ra thân thiện với dân, cho kẹo trẻ con... và người dân hoàn toàn không có ý định chạy trốn họ trước khi bị giết. Gia đình ông Hòa rơi vào thảm kịch đó.

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRr0pGaljrUrNjDSkP1G8K2gH20TQvMcmOHdTg2MBju56-38-B99Q
Ông Đỗ Hòa nơi tấm bia tưởng niệm 15 người dân bị giết ngay dưới gốc cây gòn, trong đó có 11 người nhà ông Hòa, Ảnh: Hoàng Hường

Ông Trương Mười, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh kể khi nghe tin Mỹ Lai bị thảm sát, ông vội vàng từ xóm bên lao về thì mọi việc đã kết thúc. Cả đời ông không thể quên được hình ảnh xác một người người phụ nữ vừa bị hiếp và giết chết, nhưng đứa con sơ sinh của chị vẫn đang bò tìm bú mẹ trên ngực.

Anh hùng

Bên cạnh những cái tên gây kinh hoàng như đại tá Ernest Medina, trung úy William Calley... bị nhắc đến như những tên sát nhân man rợ, thì mấy quân nhân Mỹ khác vẫn được người dân Mỹ Lai nhắc nhở và nhớ đến là những ân nhân anh hùng.

Trong khi nhóm lính bộ binh bắn giết điên cuồng phía dưới, từ trên không phi công Hugh Thompson thuộc đội do thám hàng không Task Force Barker. Cùng bay trên trực thăng của Hugh còn có Glenn Andreotta và Lawrence Colburn, hai xạ thủ súng máy phát hiện sự việc.
   
http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTJl5M0K728cnSFv1UM45SlYEel5bp62QdkpJy3fbOPIZGOoOoQhttp://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRderipHTVQRCD5VufWUB8Re8Ywsk4nrtCH3sJTCSVgBITPa5rZ
Phi công Hugh Thompson và tấm bia trích dẫn lời ông trả lời phỏng vấn đặt tại Khu chứng tích Sơn Mỹ.
Ảnh: Wikipedia


Nhiệm vụ của nhóm Hugh Thompson sáng hôm đó là bay tuần tiễu trên trời, tìm hỏa lực của 'Việt Cộng'. Khi bay bên trên Sơn Mỹ, Hugh Thompson không thấy bóng dáng hỏa lực hay 'Việt Cộng' nào, chỉ thấy những xác chết người Việt rải rác khắp làng.

Trong khi đó lính Mỹ dồn dân làng vào cánh đồng và con mương xả súng. Tận mắt nhìn thấy cảnh đó Hugh Thompson gọi bộ đàm yêu cầu nhóm lính phía dưới chấm dứt cuộc tàn sát. Nhưng họ phớt lờ ông. Hugh Thompson cho máy bay hạ cánh và yêu cầu lính Mỹ ngừng tay, đồng thời gọi những máy bay khác giúp đỡ. Sau đó phi đội Thompson cố gắng mọi cách để cứu dân làng.


Chị Phạm Thị Nhành, nhân chứng sống sót được trực thăng Mỹ cứu, Ảnh: Hoàng Hường

Chị Phạm Thị Nhành, hiện sống tại TP Quảng Ngãi kể lại: chị là một trong những người may mắn được nhóm lính Mỹ do Thompson gọi đến cứu sống. Khi đó chị cùng 9 người khác đang núp dưới một căn hầm.

Khi một trực thăng bay rà ngay bên trên, họ trông thấy mấy người nhấp nhô ngoài cửa hầm, không xa con mương lính Mỹ đang thảm sát cả trăm người. Người phi công Mỹ hạ máy bay xuống và vẫy gọi họ. Sau giây phút hoang mang nghi ngại, chị Nhành cũng những người trong hầm chạy ra leo lên máy bay và được chở đến xã khác, thoát được vụ thảm sát.

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSGJkeEownMlZ9ScqbV0OI9F6_sBpLV7XjSm-FeuL64uYr6iWQY
Con mương nơi hàng trăm người dân vô tội của Mỹ Lai bị giết, Ảnh Hoàng Hường

Bản thân Hugh Thompson cố gắng cứu một nhóm người ở mương nước đưa lên máy bay. Khi máy bay đã cất cánh, phi đội nhìn thấy một cậu bé còn sống bò ra từ những xác chết bên mương nước. Hugh Thompson lại cho máy bay hạ cánh đưa cậu bé lên chở cậu bé cùng những người bị thương đến bệnh viện Quảng Ngãi.


Nhân chứng Đỗ Ba (đứng giữa-  người được phi công Hugh Thompson cứu) chụp ảnh cùng Trần Văn Đức và Ron Haeberle, Ảnh: Trần Văn Viễn

Đỗ Ba, "cậu bé" đó năm nay 51 tuổi, được nhiều người biết với cái tên Đỗ Hòa (như anh giải thích, vì anh phát âm tiếng Quảng chữ "Ba", nhiều người nghe thành "Hòa" nên viết vào sách như vậy, lâu thành quen). Gia đình anh gồm mẹ và hai em nhỏ bị chết dưới mương. Hiện Đỗ Ba đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh, cuộc sống của anh khá vất vả với nghề lượm phế liệu cũ.

Chỉ vài tuần sau sự kiện Mỹ Lai, Glenn Andreotta chết trong một nhiệm vụ tại Đà Nẵng. Phi công Hugh Thompson tiếp tục phục vụ quân đội Mỹ. Ba người trong đội bay sau này được trao tặng huy chương Quân nhân - Soldier's Medal (Andreotta được truy tặng), huy chương cao nhất của nước Mỹ cho sự anh hùng trong các nhiệm vụ không trực tiếp chiến đấu. Năm 1999, Thompson và Colburn nhận giải Peace Abbey Courage of Conscience Award

Năm 1998, Hugh Thompson và Lawrence Colburn trở lại Mỹ Lai. Ngày 06 tháng 1 năm 2006 Hugh Thompson qua đời vì căn bệnh ung thư.

Lawrence Colburn, người duy nhất còn sống trong phi đội Hugh Thompson không ngờ một ngày con trai người phụ nữ ông đã cố gắng cứu trên đường làng tìm đến ông. Ron Haeberle cũng bất ngờ khi một nạn nhân Mỹ Lai cho ông biết anh chính là cậu bé trong bức ảnh được ghi chú 'đã chết'.

Kỳ sau: 'Người chết sống lại' và cuộc hội ngộ đẫm nước mắt

Hoàng Hường

Theo tuanvietnam.vietnamnet.vn

Bài liên quan:

Kỳ 1: Thảm sát Mỹ Lai: nhìn lại ký ức kinh hoàng
Kỳ 2: Buổi sáng định mệnh qua hồi ức Ron Haeberle

Các tin khác