Việt Nam  | 
English
   Trang chủ    Tin tức    Tin trong nước
Tin trong nước
‘Người chết sống lại’ và cuộc hội ngộ đẫm nước mắt
Timnguoithatlac.vn là dự án xã hội của Bionet Việt Nam, hỗ trợ tìm người thất lạc miễn phí ở các mảng: tìm người thân thất lạc (bao gồm: người đi lạc, người bỏ nhà đi lạc, người mất tích, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người thất lạc cha mẹ từ lúc mới sinh, tìm người thất lạc ở Việt Nam, tìm người thân ở nước ngoài, người già đi lạc, người tâm thần đi lạc…), tìm thông tin liệt sỹ (tìm mộ liệt sỹ, tìm thân nhân liệt sỹ) và tìm bạn (tìm bạn đời, người yêu cũ, bạn học cũ, ân nhân, người quên đồ…).

 

'Những gì Thompson, Andreotta và tôi làm trong ngày hôm đó không phải anh hùng, không dũng cảm. Đó là một việc bình thường. Chúng tôi chỉ cố gắng cứu phụ nữ, trẻ em và những dân làng vô tội" - Từ Mỹ, Lawrence M. Colburn, người duy nhất còn sống trong phi đội Hugh Thompson, trả lời Tuần Việt Nam.


Người phụ nữ bất hạnh

Một ngày cuối thu năm 2010, Lawrence M. Colburn - hiện làm dịch vụ kinh doanh thiết bị y tế tại Atlanta, Mỹ - nhận được email từ nước Đức, người viết tự giới thiệu là một nạn nhân sống sót ở Mỹ Lai, bày tỏ lòng biết ơn đến Hugh Thompson, Lawrence Colburn, Ron Ridenhour, Seymour Hersh và William R. Peers, người viết cũng tha thiết mong một lần được hội ngộ cùng những ân nhân anh hùng của Sơn Mỹ.

Lawrence M. Colburn dùng hai từ 'heartbreaking and inspirational' (đau đớn và xúc động) để diễn tả về câu chuyện ông được nghe từ chủ nhân email. Ngay lập tức, Lawrence sắp xếp công việc, một tháng sau ông cùng gia đình bay sang Đức gặp lại 'người cũ' ở Mỹ Lai.


Lawrence Colburn gặp Trần Văn Đức, Ảnh Trần Văn Viễn

Trở lại sáng 16/3/19968, phi đội Hugh Thompson bay trên bầu trời Sơn Mỹ, họ nhìn thấy các dân làng chết và bị thương trên đường làng và cánh đồng. Họ thả trái khói xanh, dấu hiệu cần cấp cứu y tế, xuống nơi những người cần cứu giúp. Thế nhưng không những không cứu, đám lính bộ binh bên dưới quay lại kết liễu luôn những người bị thương.

Nhóm Colburn tận mắt chứng kiến viên sĩ quan Ernest Medina bắn chết một thiếu nữ trên cánh đồng. Trên đường làng những người khác đang liêu xiêu chạy chốn các họng súng.  Dưới mương nước quân lính đang xả súng vào hàng trăm người gồm nhiều trẻ em. Một nhóm trên chục người dân đang bị nhóm lính của William Calley đuổi giết.


Bà Nguyễn Thị Tẩu, mẹ anh Trần Văn Đức, Ảnh  Ron Haeberle

Hiểu chuyện gì đang xảy ra, Hugh Thompson cho hạ máy bay chắn giữa dân làng và đám lính, đồng thời ra lệnh cho Lawrence Colburn và Glenn Andreotta chĩa súng máy về phía đám lính, sẵn sàng nhả đạn tiêu diệt họ nếu họ không chấm dứt việc giết người dân.

Khi đó Colburn 19 tuổi, Thompson 25, Andreotta 22.

Trong những bài phỏng vấn sau này, Lawrence Colburn và Hugh Thompson còn kể lại một câu chuyện buồn khác: sau khi chứng kiến người thiếu nữ bị bắn chết, họ nhìn thấy một người phụ nữ chạy liêu xiêu, khó nhọc gần đường 521 (cách vị trí Ron Haeberle chụp bức ảnh chấn động chừng 20 mét). Nhóm Colburn ném trái màu xanh cứu trợ xuống vị trí của người phụ nữ, nhưng Ernest Medina bắn bà.

Đi thêm một đoạn, bà ngồi bệt xuống đường làng, khi nhóm Colburn hạ cánh lần một, họ khuyên bà ngồi yên để máu bớt chảy, họ sẽ quay lại giúp. Sau khi quay sang đối đầu với William Calley và cứu được dân làng, hơn 10 phút sau phi đội Hugh Thompson quay lại, người phụ nữ đã chết trên thửa ruộng cạnh đó. Một tên Mỹ khác đã kết liễu bà bằng phát đạn vào đầu.


Hugh Thompson, Lawrence Colburn và Đỗ Ba trong dip hai ông quay lại Sơn Mỹ năm 1998, Ảnh Getty Image

Ron Haeberle chứng kiến và chụp lại cảnh người phụ nữ chết trong tư thế quỳ gập, mồm ngậm vành nón.

Lawrence Colburn và Hugh Thompson còn mãi đau đớn, nuối tiếc khi không cứu được người phụ nữ khốn khổ. 42 năm sau, khi Hugh Thompson đã mất, Lawrence Colburn  bất ngờ nhận được email và bay sang Đức gặp con trai người phụ nữ đó, Trần Văn Đức.

"Thật tiếc Đức đã liên lạc muộn quá. Nếu anh ấy tìm đến chúng tôi khi Hugh Thompson còn sống, anh ấy sẽ bay ngay sang Đức trong ngày hôm sau", Lawrence Colburn nói. Ông và Hugh Thompson gần như đã dành cả cuộc đời để lên tiếng và đấu tranh cho câu chuyện ở Mỹ Lai.

Cậu bé Mỹ Lai

Gia đình 'cậu bé Mỹ Lai' trước đó ở gần chợ Bình Đức, cách Mỹ Lai gần 10km. Năm 1967, vì sợ bom Mỹ oanh tạc và khu đông dân cư, gia đình Trần Văn Đức tản cư về Mỹ Lai sinh sống và rơi vào định mệnh của Mỹ Lai.

Anh Đức kể, khi sự kiện xảy ra, Đức 7 tuổi, nhưng mọi tình tiết trong 4 tiếng kinh hoàng đó dường như đã đóng đinh vào đầu anh, đè nặng suốt mấy chục năm cuộc đời. Sáng đó, 5 anh em anh Đức cùng người mẹ bị lính Mỹ lùa ra tập trung nơi ruộng lúa. Sau loạt đạn đầu tiên, mẹ anh Đức trúng đạn vào chân và bụng, các chị em của anh rải rác quanh đó, hoặc bị thương, hoặc nằm im giả chết.

Khi toán lính rút vào làng, mẹ Đức bảo anh ôm lấy em gái Trần Thị Hà (khi đó 14 tháng tuổi trốn về nhà bà ngoại. Bà bị thương không thể đi theo. Đức nghe lời mẹ ôm em gái đi trên đường làng, không lâu sau đó mẹ Đức bị tên lính Mỹ thứ hai bắn chết.


Bức ảnh 'Anh che chở cho em' đang gây tranh cãi, Ảnh Ron Haeberle

Đức và Hà đi bộ 7km về đến nhà bà ngoại, không lâu sau chị gái anh cũng sống sót và cũng tìm được về nhưng một chị gái, em gái và mẹ của Đức vĩnh viễn nằm lại trên cánh đồng. Đức, Hà và chị gái anh sống những ngày đói khổ trong sự đùm bọc của bà ngoại. Sau này Đức lớn lên, đi học, trở thành công an huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi rồi đi xuất khẩu lao động tại Đức và ở lại đó.

Trong chuyến về thăm Sơn Mỹ tháng 10 vừa qua, Trần Văn Viễn, 17 tuổi, con anh Đức kể Viễn biết rất ít về những chuyện quá khứ, cho đến vài năm gần đây Viễn thấy bố trầm tư nhiều, mỗi lần về Việt Nam sang lại nặng trĩu đau buồn, u ám "như người điên".

Sau này Viễn biết, nỗi đau Sơn Mỹ chưa bao giờ thôi rỉ máu trong lòng bố. Mỗi lần về Sơn Mỹ, anh Đức lại đến thăm khu chứng tích Sơn Mỹ, cánh đồng nơi thảm sát và nghĩa trang liệt sĩ, nơi bố Đức - một chiến sĩ cách mạng - hy sinh.


Trần Văn Đức và con trai Trần Văn Viễn trong vòng vây báo chí trong dịp về thăm Sơn Mỹ tháng 10/2011, Ảnh Hoàng Hường

Từ năm 2009, Đức phát hiện chú thích bức ảnh của mẹ anh bị sai tên, anh có ý kiến lên Ban quản lý khu chứng tích. Những lần đi về thư lại khiến nỗi đau của Đức thêm nặng nề. Đức viết hồi ký "để giải tỏa nỗi đau, nếu không sẽ phát điên", và anh tìm cách liên lạc với Lawrence Colburn, Ron Haeberle để chia sẻ nỗi bi phẫn kia, và tìm sự thật về bức ảnh 'Anh che chở cho em' do Ron Haeberle chụp.

Đức cho rằng người trong bức anh chính là anh và em gái Trần Thị Hà, khi Đức nghe lời mẹ ôm Hà về bà ngoại. Đang trên đường làng thì một chiếc trực thăng quay lại, rà thấp. Đức vội ôm Hà nằm xuống đường. Ron Haeberle chụp được cảnh này.

Nhưng Ban quản lý Khu chứng tích không đồng ý với giả thuyết này. Cuộc tranh cãi về bức ảnh kéo dài đã 3 năm, từ 2009.

Đó là một phần lý do đưa Ron Haeberle trở lại Sơn Mỹ.

Hoàng Hường

Theo tuanvietnam.vietnamnet.vn

Bài liên quan:

Kỳ 1: Thảm sát Mỹ Lai: nhìn lại ký ức kinh hoàng
Kỳ 2: Buổi sáng định mệnh qua hồi ức Ron Haeberle
Kỳ 3: Sát nhân, anh hùng Mỹ và những người sống sót

Các tin khác