Việt Nam  | 
English
Trang chủ » Hướng dẫn tìm mộ liệt sỹ
Hướng dẫn tìm mộ liệt sỹ

 

 

HƯỚNG DẪN ĐĂNG HỒ SƠ TÌM MỘ LIỆT SĨ

+ Về Tiêu đề hồ sơ nên để:


- Nguyễn Văn A nhắn tìm phần mộ liệt sỹ Nguyễn Văn B nếu có tên của thân nhân liệt sỹ.


- Nhắn tìm phần mộ liệt sỹ Nguyễn Văn B nếu chỉ có tên cơ quan, tổ chức tìm kiếm mộ LS (ko có tên thân nhân LS hoặc cá nhân).


+ Phần địa chỉ liên lạc: Để địa chỉ đầy đủ của cá nhân/tổ chức đứng ra tìm kiếm.


- Địa chỉ liên lạc dự phòng: nên để địa chỉ của tổ chức đứng ra tìm giúp thân nhân LS.


- Nếu có địa chỉ của thân nhân LS thì ghi địa chỉ của thân nhân vào phần Địa chỉ liên lạc; địa chỉ của tổ chức đứng ra tìm kiếm thân nhân liệt sỹ thì để vào phần Địa chỉ liên lạc dự phòng.


- SĐT cố định: là số điện thoại bàn của cá nhân/ tổ chức.


- SĐT di động: là sđt của cá nhân, thân nhân tìm LS.


+ Mail: địa chỉ email của thân nhân hoặc tổ chức đứng ra tìm kiếm. Địa chỉ mail phải được nhập chính xác.


+ Phần Thông tin LS cần tìm mộ:


-    Họ và tên: Ghi đầy đủ họ và tên LS vào từng ô tương ứng. Phần Họ thì chỉ ghi họ LS; phần tên chỉ ghi tên, phần tên đệm ghi tất cả những chữ ở giữa phần tên và họ.


-    Giới tính: Nếu xác định rõ giới tính thì chọn giới tính nam/ nữ, chưa xác định được giới tính thì bỏ trống.


-    Bí danh: Ghi các tên gọi khác của LS nếu có để dễ nhận biết.


-    Năm sinh: nếu có chính xác năm sinh thì chọn số năm và tick vào ô Chính xác năm. Nếu không rõ LS chính xác sinh năm nào thì ko tick vào ô chính xác năm mà ghi khoảng năm ( khoảng từ năm nào đến năm nào?)


-    Nhập ngũ: tương tự


-    Đơn vị: là đơn vị của LS ghi theo giấy báo tử. Nếu ko có giấy báo tử thì là đơn vị cuối cùng của LS mà thân nhân biết.


   Chức vụ: Theo giấy báo tử hoặc chức vụ cuối cùng mà thân nhân LS biết. Chức vụ thường là: trung đội trưởng, tiểu đội phó, bác sỹ….


-    Cp bậc: Theo giấy báo tử hoặc cấp bậc cuối cùng mà thân nhân LS biết. Cấp bậc  thường là: trung sỹ, hạ sỹ, thiếu úy, đại tá…


+  Phần Nguyên quán: sẽ điền theo địa danh nguyên quán hiện nay của LS (1 số địa phương đã thay tên và chuyển đổi, cần tra google hoặc tìm hiểu thêm để biết thông tin chính xác. Nếu ko tìm được địa danh đó trên thực tế thì ghi phần địa danh đó điền vào phần Xã/ Phường.


+ Ngày hy sinh: Ghi đúng theo hướng dẫn: chọn năm hy sinh. Ngày tháng hi sinh thì viết đúng theo định dạng: ngày/tháng (ví dụ: gõ đúng ngày 12/09, không ghi là 12/9).

+ Phần Hình ảnh tìm mộ liệt sỹ: phần này dành cho việc tải các ảnh về chân dung liệt sỹ, ảnh chụp giấy báo tử,  thư từ liên lạc của liệt sỹ mà gia đình còn giữ lại, ảnh chụp bản trích lục thông tin liệt sỹ... Thành viên đăng hồ sơ lưu ý, khi người đăng hồ sơ càng cung cấp nhiều ảnh tư liệu về liệt sỹ, khả năng tìm kiếm mộ liệt sỹ càng cao.  Dự án Tìm người thất lạc sẽ ưu tiên tìm kiếm những hồ sơ có ảnh và thông tin đầy đủ, rõ ràng, đặc biệt phải có ảnh chụp giấy báo tử hoặc bản trích lục thông tin liệt sỹ.

Để tải từng ảnh lên hồ sơ, các bạn nhấn chuột vào chữ chọn "Browse" để chọn ảnh từ máy tính của bạn (bạn cần chụp lại hoặc scan ảnh, tài liệu và cho vào máy tính), sau khi đã chọn được ảnh, bạn kích chuột vào ảnh  và nhấn nút "Upload" để tải ảnh lên website. Nếu ảnh chưa tải được ngay, bạn có thể nhấn thêm lần 2 vào nút "Upload".


+ Phần mô tả chung
sẽ ghi những thông tin còn lại của LS, ngoài những thông tin đã điền vào form trước đó. Ví dụ: Ai biết thông tin về liệt sĩ Thìn xin báo cho chị Đỗ Thị Nga theo số ĐT 0975.415.290 hoặc Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, số 8 Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội,  ĐT: 069552210.


Không cần thiết phải ghi lại tất cả những thông tin đã điền trước đó.


Nếu phần Nguyên quán LS ở trên, hiện giờ đã thay tên và chuyển đổi thì ghi lại nguyên quán cũ tại phần mô tả chung này (ghi đầu tiên phần mô tả chung).


Lưu ý:
Tất cả mọi thông tin về LS đều quan trọng, vì vậy khi đăng hồ sơ chúng ta có gắng ko bỏ sót bất kỳ thông tin nào, Những phần thông tin không điền được vào trong form nhập hồ sơ có sẵn trên web, chúng ta sẽ cho vào phần Mô tả chung và sắp xếp điều chỉnh từ ngữ diễn đạt cho hợp lý. (Nên tham khảo những hồ sơ đã được kiểm duyệt để xem cách trình bày).

Chú ý:


-    Chỉnh sửa lỗi chính tả: Trình bày hồ sơ bằng ngôn ngữ tiếng Việt có dấu, chú ý địa danh hay tên riêng phải viết hoa, tránh lỗi chính tả hay diễn đạt nội dung không rõ ràng.
-    Sửa diễn đạt và chính tả chuẩn và ngắn gọn và dễ hiểu.
-    Các tên địa danh trình bày đúng định dạng: Viết hoa tên riêng địa danh, mỗi địa danh cách nhau 1 dấu phẩy (không phải dấu gạch ngang-). Ví dụ: Thôn 1, Xã Vạn Phúc, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội hoặc Thôn 1, Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội.
 

 

Bionet Việt Nam - BQT website