Việt Nam  | 
English
   Trang chủ    Tin tức    Tin quốc tế
Tin quốc tế
Anh em đoàn tụ sau 70 năm "bặt vô âm tín"
Bionet Việt Nam - Sau khi thoát khỏi "địa ngục trần gian", sống sót qua lò sát sinh kinh hoàng của phát xít Đức, hai anh em người Ba Lan đã cố gắng tìm kiếm tung tích của nhau nhưng đều vô vọng. Tuy nhiên, sau hơn 70 năm "bặt vô âm tín", họ đã tìm được nhau qua thông tin đọc được trên một cuốn hồi ký.

Cách đây 70 năm, khi chưa tròn 20 tuổi, hai chàng trai người Ba Lan vốn là anh em họ, đã bị phát xít Đức bắt và đẩy vào "lò giết người hàng loạt" ở trại tập trung Auschwitz (Ba Lan) cùng với hàng triệu người Do Thái khác. Đó cũng là giây phút cuối cùng họ được nhìn thấy nhau.

Lạc nhau trong "lò xay thịt" của Đức Quốc xã

Leon Schagrin (85 tuổi) và Leo Adler Lemel (89 tuổi) vốn là hai anh em họ, sinh ra tại Ba Lan. Cách đây 70 năm, sau khi thôn tính đất nước Ba Lan, vào một buổi chiều chủ nhật, phát xít Đức đã cho quân ập vào ngôi làng mà hai ông đang sống, bắt giữ toàn bộ người dân nơi đây. Sau một thời gian, chúng dẫn hai ông cùng với những người dân trong làng đến "lò giết người hàng loạt" Auschwitz. Tại đây, chúng đã "xé lẻ" hai người và "tống" đi các địa điểm khác nhau của trại. Đó cũng là khoảnh khắc cuối cùng Schagrin và Lemel được nhìn thấy nhau.

Theo lời kể của Schagrin, quãng thời gian sống tại trại tập trung Auschwitz thực sự là những tháng ngày "địa ngục" ở trần gian. Chỉ có phép màu mới giúp những người bị giam giữ ở đây lành lặn ra khỏi trại. Trại này được phát xít Đức xây dựng năm 1940 tại khu ngoại ô thành phố Oswiecim (Ba Lan). Về sau tên thành phố này được đổi thành Auschwitz. Trại tập trung này có "sức chứa" hàng trăm nghìn người, đỉnh điểm có thời gian phát xít Đức "nhồi" 1 triệu người Do Thái vào đây.

Phát xít Đức luôn luôn vỗ ngực tự hào, trại Auschwitz là "lò xay thịt" với người Do Thái. Chính tại đây đã trở thành nơi phát xít Đức, hơn 1 năm sau đó, tiến hành kế hoạch "Giải pháp cuối cùng về vấn đề người Do Thái" để sát hại hơn 1 triệu người vô tội. Đây cũng là kế hoạch tàn sát người Do Thái quy mô lớn nhất do phát xít Đức tiến hành. "Những người bị đẩy vào đây hầu hết đều không tồn tại được quá 3 - 4 tháng. Nhưng chúng tôi thật quá may mắn khi thoát khỏi lò giết người hàng loạt này. Đó thực sự là một phép màu!", Schagrin nói.

Trùng phùng sau 70 năm ly tán

Từ sau khoảnh khắc cuối cùng được nhìn thấy nhau ấy, mặc dù bị giam cùng một trại nhưng cả Schagrin và Lemel đều không có một chút tung tích của nhau. Sau chiến tranh, cả hai người cùng may mắn "tai qua nạn khỏi" và đều chuyển đến Hoa Kỳ sinh sống. Schagrin làm nghề cung cấp nhựa cho các đại lý, còn Lemel làm quản lý tại một nhà hàng trong thành phố. Điều đặc biệt, cả hai cùng sống tại thành phố Florida nhưng trong suốt 70 năm chưa bao giờ họ giáp mặt nhau.

Cả hai người đã cố gắng tìm kiếm thân nhân của mình sau những tàn tích của chiến tranh trong suốt quãng đời của họ nhưng đều vô vọng. Hai ông không thể nhớ rõ đã bao lần hy vọng rồi lại thất vọng trong hành trình mờ mịt đó. Tình cờ, cách đây không lâu, một người bạn đã giới thiệu với Lemel về một cuốn sách viết ở dạng hồi ký mà ông ta vừa đọc được. Cuốn sách có tên "Trợ thủ của ngựa" đã mô tả một cách chi tiết những nơi mà Lemel từng sống dưới sự cai trị của Đức Quốc xã. Điều đặc biệt hơn, chính trong cuốn sách này, những cái tên trong gia đình ông được nhắc đến đầy đủ như thể tác giả là một trong số họ.

Lemel lập tức kiểm tra các tài liệu được lưu giữ tại Trung tâm Giáo dục có trụ sở tại Nam Florida. ông thực sự không tin vào mắt mình, khi tác giả của cuốn sách chính là người em họ Schagrin lưu lạc bấy lâu nay của mình. Lemel cũng được biết, trước đây, trong thời loạn lạc, Schagrin làm nhiệm vụ chăm sóc cho những con ngựa của sĩ quan Đức Quốc xã. Cuốn hồi ký này chính là những hồi ức sống động kể lại quãng đời đen tối của Schagrin em họ mình.

Cuối cùng, một kết thúc có hậu đã khép lại cho câu chuyện của họ. Vào đúng ngày chủ nhật, sau tròn 70 năm xa cách, họ đã gặp lại nhau trong nước mắt. "Tôi dường như không thể tin vào mắt mình. Tôi tưởng anh ấy đã chết sau những trận đòn tra tấn của phát xít Đức. Không ngờ, chúng tôi còn có cơ hội được gặp lại nhau. Đúng là một phép màu!", Schagrin nói.

Anh Đức

Theo nguoiduatin.vn

Các tin khác
    Tìm được mẹ nhờ hình xăm  (19/10/2013)