Việt Nam  | 
English
   Trang chủ    Tin tức    Tin quốc tế
Tin quốc tế
Tìm trẻ mất tích qua Internet
timnguoithatlac.vn - 6/6/2013 Bạn đang nỗ lực tìm kiếm người thân bị thất lạc, thông tin liệt sĩ, hay chỉ đơn giản là người bạn mất liên lạc đã lâu???? Hãy đến với timnguoithatlac.vn của Bionet Việt Nam để được trợ giúp tốt nhất.

 

 

 

 

 

Cảnh sát Úc có thể tìm nơi ở các trẻ thất lạc qua mạng xã hội và đón chúng về lại gia đình (ABC)

Ở Úc, cứ mỗi giờ lại có hai đứa trẻ mất tích. Cảnh sát cho biết, trong tương lai, họ hy vọng tìm ra các trẻ mất tích nhanh hơn nhờ vào mạng xã hội.

Những trường hợp mất tích bí ẩn

Những bậc cha mẹ có con cái thất lạc cho biết họ thường không kiềm được cảm xúc khi mỗi lần đi trên đường và vô tình thấy một bé gái trước mặt, có mái tóc và dáng đi giống con mình. Mỗi lần họ nghe một bài nhạc mà con họ rất thích trước đây, những kỉ niệm lại ùa về.

Đã bốn năm kể từ lần cuối cùng Jim McDougall nhìn thấy con gái và cháu gái của ông. Con gái ông, 26 tuổi, cùng cô con gái 7 tuổi của cô báo cho người thân rằng họ đi du lịch ở nước ngoài và rồi biệt tăm. Theo thông tin từ các nhà chức trách thì hai mẹ con chưa từng rời khỏi Úc.

Ông McDougall kể: “Con gái tôi gọi điện cho tôi và nói hai mẹ con sẽ đi Brazil nghỉ mát. Chúng tôi đinh ninh điều đó cho đến vài tháng sau thì chúng tôi biết là có chuyện đã xảy ra nên liền báo với cảnh sát”.

Ông McDougall không những trình báo với cảnh sát địa phương, cảnh sát liên bang mà còn nhờ đến các phương tiện truyền thông và tất cả những người họ quen biết. Ông đã cố làm tất cả những gì có thể làm để tìm ra con và cháu gái của mình. Tuy nhiên, đến nay ông vẫn chưa có manh mối gì về con và cháu gái của mình.

Một trường hợp mất tích khác: cậu bé Declan Crouch ở Cairns mất tích đã từ tháng 3/2011. Điều đáng nói là cậu bé này bị mất tích trong khu vực có nhiều động vật hoang dã có thể gây nguy hiểm cho con người như rắn, cá sấu.

Những trường hợp mất tích như con cháu trong gia đình ông McDougall hay cậu bé Declan không phải là hiếm. Theo số liệu thống kê, mỗi năm có đến 17.500 trẻ em tại Úc bị mất tích. Mặc dù hầu hết các đứa trẻ này được tìm ra và giao lại cho gia đình, trên thực tế vẫn có hàng trăm bậc phụ huynh vẫn sống trong đau khổ do chưa tìm ra tung tích con mình.

Gánh nặng vẫn thuộc về gia đình

Trung sĩ Damien Powell, thuộc bộ phận Trinh thám tại bang Queensland, cho biết việc con cái mất tích gây áp lực vô cùng căng thẳng cho cả gia đình và các nhà chức trách.

Ông Powell thừa nhận: “Các nhân viên cảnh sát cũng bị áp lực rất nặng nề. Những vụ mất tích này làm tất cả mọi người lo lắng và rất mệt mỏi. Đặc biệt, gia đình nạn nhân là những người đau khổ nhất, còn chúng tôi thì cố gắng làm tất cả những gì có thể để tìm ra đứa trẻ càng nhanh càng tốt. Vì thế, khi không tìm ra người mất tích, chúng tôi rất chán nản và khó chịu”.

Cảnh sát cho biết điều tra các vụ trẻ em mất tích là một công việc rất nan giải. Tuy nhiên, Trung sĩ Powell nói rằng đây là một phần công việc của họ và họ có trách nhiệm tìm ra nơi các đứa trẻ đang trú ngụ đồng thời giải quyết những tội phạm liên quan đến việc bắt cóc các đứa trẻ.

Khách quan mà nói, tỉ lệ thành công trong việc xử lý các vụ trẻ em mất tích là khá cao. Cụ thể, cảnh sát bang Queensland đã tìm ra được 100% số trẻ em mất tích trong năm 2010.

Điều đáng nói ở đây là phần nhiều trẻ em mất tích chỉ đơn giản là do chúng tự bỏ nhà ra đi. Có nhiều lý do giải thích cho hành động này. Một số trẻ bỏ trốn vì thất hứa, một số vì chúng là những trẻ em do cơ quan chính phủ bảo hộ, cưu mang. Có em bỏ nhà ra đi do những mâu thuẫn hay xung đột trong gia đình hoặc gặp phải các vấn đề từ nhà trường.

Vì vậy, Trung sĩ Powell khuyên các bậc cha mẹ và người bảo hộ nên quan tâm đến đời sống thường ngày của con mình hơn.

Tận dụng Internet

Hiện nay, Úc và hơn 12 quốc gia khác vừa hợp tác trong một mạng lưới liên kết nhằm chung tay giải quyết các trường hợp trẻ mất tích.

Bà Rebecca Koltz, đang công tác tại Cảnh sát Liên bang Úc đồng thời cũng đảm nhiệm vai trò điều phối viên cho những cuộc vận động tìm kiếm trẻ mất tích, cho biết Úc đã xây dựng trang web 'helpbringthemhome.org.au’ để phục vụ cho việc tìm trẻ thất lạc.

Bà Koltz nói rằng trang web này đang gặt hái những thành công nhất định. Thông tin về các trẻ mới thất lạc được cập nhật thường xuyên trên trang web. Đồng thời, người xem cũng có thể đọc được những câu chuyện về các trẻ lạc được người ra tìm ra.

Với sự phổ biến của Facebook và Twitter, những vụ bắt cóc trẻ con hay mất tích hiện được lan tin rất nhanh, thậm chí là tin tức tới hàng ngàn người chỉ trong vòng vài phút.

Giờ đây các trang mạng xã hội đã trở thành công cụ giao tiếp thông dụng đối với thanh thiếu niên nên cảnh sát nay bắt đầu dò tìm tông tích các trẻ thất lạc này trên Facebook và Twitter.

Qua các trang mạng xã hội và điện thoại di động, cảnh sát cũng có thể yêu cầu trẻ bỏ nhà ra đi liên lạc trở lại với gia đình cũng như bạn bè.

ABC

Theo bayvut.com.au

Các tin khác
    Tìm được mẹ nhờ hình xăm  (19/10/2013)