Việt Nam  | 
English
   Trang chủ    Tin tức    Văn bản - Hướng dẫn
Văn bản - Hướng dẫn
Tìm mộ liệt sĩ qua thư như thế nào?
timnguoithatlac.vn - 5/6/2013 Bạn đang nỗ lực tìm kiếm người thân bị thất lạc, thông tin liệt sĩ, hay chỉ đơn giản là người bạn mất liên lạc đã lâu???? Hãy đến với timnguoithatlac.vn của Bionet Việt Nam để được trợ giúp tốt nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Suốt hơn 10 năm qua, ông Đoàn Văn Líu, năm nay hơn 70 tuổi, đã giúp cho gần 700 gia đình tìm được mộ của người thân bằng cách lặng lẽ ghi lại các thông tin về mộ liệt sĩ trên báo đài rồi gửi thư đến các gia đình. Đến nay ông đã viết tới hơn 56.000 bức thư như thế với tấm lòng vô tư tuyệt đối. Hiện ông ngụ tại số 30, ngõ 241, phố Khâm Thiên, Hà Nội.

Bài viết sau đây được ông Đoàn Văn Líu gửi tới báo Thanh Niên nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 như một kinh nghiệm mong muốn được chia sẻ rộng rãi với những gia đình mà nỗi đau chiến tranh vẫn âm ỉ từng ngày.

Trước đây, có lẽ do giữ bí mật quân sự nên trong giấy báo tử của liệt sĩ (LS) chỉ ghi là LS hy sinh tại mặt trận phía Nam (hoặc phía Tây) và mai táng LS tại nghĩa trang của đơn vị ở gần mặt trận. Vì vậy, nhiều gia đình liệt sĩ (GĐLS) đến nay vẫn chưa biết mộ LS tại đâu. Muốn viết thư nhờ tìm tin mộ LS thì không biết nên gửi tới cơ quan chức năng nào.

Thời gian qua, một số mẹ LS có nhờ tôi viết hộ thư nhờ tìm tin về mộ LS. Qua các hồi âm của các cơ quan chức năng, tôi tự rút ra được vài kinh nghiệm nhỏ, xin mạnh dạn nêu lên để các GĐLS cùng tham khảo:

1- Địa chỉ nhận thư nhờ tìm tin mộ LS:

- Nên gửi thư tới nơi đã ký giấy báo tử (tỉnh đội, đơn vị cũ của LS), nhờ họ tra cứu sổ LS, sẽ được cấp đủ tin về mộ LS: như ngày hy sinh, nơi mai táng ban đầu.
- Nếu vì phải di chuyển gấp mà đơn vị phải nhờ địa phương mai táng LS (hoặc do địch thu gom LS vào hố chôn chung) thì cũng được hồi âm khá đầy đủ.
Nếu đơn vị cũ đã giải thể hoặc đã đổi phiên hiệu, mà trong giấy báo tử của LS ở dòng đơn vị cũ có ghi thêm ký hiệu Quân khu, thì nên gửi thư tới Quân khu ấy, cũng sẽ được cấp đủ tin về mộ LS ấy.
Ví dụ: D8-KN thì tôi hiểu đấy là Tiểu đoàn 8 - Quân khu 5. Phòng chính sách của QK5 tại Thành phố Đà Nẵng; hay D3-KB, thì tôi hiểu đấy là Tiểu đoàn 3 - Quân khu 7. Phòng Chính sách QK7 tại quận Phú Nhuận - TP.HCM.

2- Cách thức gửi thư nhờ tìm tên mộ LS:

- Nên viết ngắn vì ai cũng ngại đọc thư dài.
- Phải gửi kèm tờ photo giấy báo tử của LS (hoặc Sổ chứng nhận gia đình LS) để họ dễ tra cứu sổ lưu và để họ khỏi nghi đấy là của bọn cò mồi về tin mộ LS.
- Nên gửi thư bảo đảm, để khỏi lo thất lạc. Nên gửi kèm tem và phong bì có ghi sẵn địa chỉ, để họ tiện dùng khi hồi âm.

3- Lưu ý:

Các cơ quan quân sự chỉ biết sổ lưu về LS nên chỉ biết nơi mai táng ban đầu của LS. Các cơ quan thương binh xã hội chỉ biết về các LS đã được cải táng, quy tập vào nghĩa trang. Vì vậy, sau khi có hồi âm của cơ quan quân sự, thì nên gửi thêm thư tới cơ quan TBXH nơi có mộ LS, để hỏi rõ về số hiệu mộ chí LS. Còn các báo, đài chỉ là nơi nhắn hộ tin về mộ LS, khác hẳn 2 cơ quan kể trên.

Thủ tục và hỗ trợ tiền đi viếng mộ LS được quy định tại thông tư số 49/2002 của liên Bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đoàn Văn Líu

Theo thanhnien.com.vn

Các tin khác