Việt Nam  | 
English
   Trang chủ    Tin tức    Văn bản - Hướng dẫn
Văn bản - Hướng dẫn
Tìm thấy con bị thất lạc nhiều năm, muốn nhận lại phải có thủ tục gì?
Timnguoithatlac.vn là dự án xã hội của Bionet Việt Nam, hỗ trợ tìm người thất lạc miễn phí ở các mảng: tìm người thân thất lạc (bao gồm: người đi lạc, người bỏ nhà đi lạc, người mất tích, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người thất lạc cha mẹ từ lúc mới sinh, tìm người thất lạc ở Việt Nam, tìm người thân ở nước ngoài, người già đi lạc, người tâm thần đi lạc…), tìm thông tin liệt sỹ (tìm mộ liệt sỹ, tìm thân nhân liệt sỹ) và tìm bạn (tìm bạn đời, người yêu cũ, bạn học cũ, ân nhân, người quên đồ…).

 

 

Hỏi: Bạn của tôi có một đứa con bị thất lạc từ nhỏ, nhiều năm tìm kiếm nhưng không thấy. Mới đây, anh đã tìm được đứa con này và người trực tiếp nuôi dạy con bạn tôi từ trước đến nay, vẫn đồng ý cho phép bạn tôi được nhận con. Vậy theo quy định của pháp luật, bạn tôi phải làm những thủ tục gì để được nhận con?

 
Luật sư Ngô Minh Tùng trả lời:

Theo quy định tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 về đăng ký hộ tịch và Thông tư số 12/1999/TT-BTP ngày 25-6-1999 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định số 83/1998/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch: Việc đăng ký cha, mẹ nhận con hoặc con nhận cha, mẹ chỉ được thực hiện trong trường hợp: Người xin nhận và người được nhận là cha, mẹ, con phải còn sống vào thời điểm đăng ký; và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện, không có tranh chấp.

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc công nhận và đăng ký là UBND cấp xã nơi thường trú của người con, nơi người con đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn (nếu người con không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn), hoặc nơi người con thực tế đang sinh sống (nếu người con không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, cũng không có nơi đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn).

Khi đi làm thủ tục đăng ký việc cha, mẹ nhận con, người xin nhận con phải có các giấy tờ sau đây:

- Đơn xin nhận con (theo mẫu): phải trình bày lý do xin nhận con và nêu các sự kiện, tài liệu, nhân chứng… để chứng minh mối quan hệ cha – con (mẹ – con). Đơn xin nhận con phải có sự đồng ý của người hiện đang nuôi dưỡng người con. Nếu cha hoặc mẹ đăng ký nhận con, thì đơn xin nhận con phải có ý kiến đồng ý của người kia, trừ trường hợp người này đã bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

- Giấy khai sinh của người con;

- Sổ hộ khẩu gia đình của người xin nhận con (hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn hoặc giấy xác nhận cư trú của cơ quan công an);

- Chứng minh nhân dân của người có đơn yêu cầu;

- Các giấy tờ cần thiết khác chứng minh quan hệ cha, mẹ, con.

Ngoài ra, nếu người con từ 9 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của người con đó. Sự đồng ý được thể hiện dưới hình thức viết xác nhận “đồng ý” và ký tên vào đơn. Nếu người xác nhận không biết chữ thì cán bộ hộ tịch tư pháp phải đọc và giải thích rõ việc sẽ được nhận làm con, nếu đồng ý thì điểm chỉ vào đơn thay cho việc đăng ký.

Trường hợp có tranh chấp xảy ra liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con thì việc nhận cha mẹ con phải được Tòa án cấp huyện nơi thường trú của người con giải quyết.

Theo baophuyen.com.vn

Các tin khác